Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Hiện nay quy định về làm thủ tục tự công bố sản phẩm bia được các cá nhân, tổ chức ngày càng quan tâm do Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới, gấp 16 lần so với Mỹ. Hoạt động tự công bố sản phẩm là quy định bắt buộc nếu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức muốn đưa sản phẩm ra lưu thông thị trường để các cơ quan chức năng có thể quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ hướng dẫn về hồ sơ, quy trình công bố tiêu chuẩn chất lượng bia.

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
  • Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
  • Thông tư số 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT.

Tại sao phải thực hiện công bố sản phẩm bia?

Các cơ sở sản xuất phải công bố sản phẩm bia vì:

  • Tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm về tự công bố sản phẩm thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố tất cả các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là quy định bắt buộc nếu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức muốn đưa sản phẩm ra lưu thông thị trường. Qua đó các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể biết được chất lượng sản phẩm và quản lý được việc sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng.
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm với người tiêu thụ qua đó giúp người tiêu thụ an tâm khi mua sản phẩm và tăng ưu thế so với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác cùng lĩnh vực nhưng không có bản công bố.
  • Việc công bố sản phẩm bia còn giúp cho sản phẩm dễ dàng lưu thông hợp pháp trên thị trường. Do đó doanh nghiệp nên sớm thực hiện đầy đầy đủ thủ tục để có thể kinh doanh sản phẩm một cách hợp pháp và sớm tạo ra thương hiệu trên thị trường.

Chỉ tiêu kiểm nghiệm bia

Các chỉ tiêu cần phân tích sản phẩm bia bao gồm:

  • Chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái, màu sắc, mùi vị,…
  • Chỉ tiêu hóa lý: Hàm lượng methanol trong 1l ethanal 100 °C,….
  • Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Escherichia coli,…
  • Chỉ tiêu kim loại nặng: Pb (Chì), Đồng (Cu),…

Các doanh nghiệp tùy vào chi phí, yêu cầu và mục đích sử dụng của sản phẩm để đưa ra chỉ tiêu kiểm nghiệm sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp và thêm bớt chi tiêu để đảm bảo tuân thủ đúng quy định mà Bộ Y Tế đưa ra.

Trình tự thực hiện công bố chất lượng sản phẩm bia

Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng bia.

Việc kiểm nghiệm sản phẩm bia bao gồm:

  • Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm bia để tiến hành thử nghiệm;
  • Lên chỉ tiêu thử nghiệm căn cứ vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định pháp luật;
  • Mang mẫu sản phẩm đến trung tâm để tiến hành thử nghiệm;

Bước 2: Thực hiện công bố chất lượng sản phẩm bia.

Quy trình thực hiện công bố sản phẩm bia gồm các bước sau:

  • Bước 1Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện; hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
  • Bước 2: Ngay sau khi thực hiện công bố sản phẩm thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm; và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm bia

Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm bia gồm có:

  • Bản đăng ký tự công bố bia (theo mẫu quy định).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao y công chứng).
  • Mẫu nhãn sản phẩm (03 mẫu);

Một số lưu ý khi thực hiện tự công bố sản phẩm bia

Để quá trình thực hiện tự công bố sản phẩm bia diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đối với các tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm bia, các tài liệu không được thể hiện bằng tiếng nước ngoài mà phải được thể hiện bằng tiếng Việt, nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì tài liệu đó phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Đặc biệt tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm là bia thì tổ chức, cá nhân chỉ cần làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức cá nhân có quyền lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo tổ chức, cá nhân phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn. Đồng thời, khi nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước đã lựa chọn trước đó thì các lần tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đó.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.