Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Công ty luật Hồng Bàng với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao xin cung cấp tới Quý khách hàng dịch vụ tư vấn các thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật đầu tư 2014

– Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài

  1. Hình thức đầu tư ra nước ngoài (khoản 1 điều 52 Luật đầu tư 2014)

– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

– Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

– Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

  1. Các dự án đầu tư ra nước ngoài (Điều 54, Điều 58 Luật đầu tư 2014)

– Dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng

– Dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20 tỷ đồng trở lên (phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

– Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ

+ Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án đầu tư không thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

– Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc hội

+ Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

  1. Điều kiện cấp GCN đầu tư ra nước ngoài (Điều 58 Luật đầu tư 2014)

– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật đầu tư

–  Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

– Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.

– Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

  1. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2014

– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

Đối vớ dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ cần thêm:

– Đề xuất dự án đầu tư;

– Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

  1. Cơ quan có thẩm quyền:

Đối với dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  1. Thời gian:

Đối với dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương: 15 ngày

Đối với dự án thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: 53 ngày

Đối với dự án thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội: Theo Chương trình và kỳ họp của Quốc hội

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi luôn tự tin sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo, chuyên nghiệp, uy tín. Khách hàng hãy liên hệ ngay với Công ty chúng tôi theo địa chỉ sau khi muốn tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.