Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP
  • Nghị định 111/2021/NĐ-CP

Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu cụ thể như sau: Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: 

  • Tên hàng hóa; 
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; 
  • Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa
  • Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Tại điểm 6, phụ lục I quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên bao bì đồ uống (trừ rượu) gồm: 
  • Định lượng;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng;
  • Thông tin cảnh báo;
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Bên cạnh đó, tại điểm 3, phụ lục I quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên bao bì thực phẩm bảo vệ sức khoẻ gồm:

  • Định lượng; 
  • Ngày sản xuất; 
  • Hạn sử dụng; 
  • Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng; 
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; 
  • Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có); 
  • Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; 
  • Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trường hợp kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn. Thì phải ghi những nội dung quy định phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Theo quy định tại điều 98 Luật thương mại 2005, chương trình khuyến mại, dự đoán đúng nhận giải thưởng có thể được in trên bao bì chai và nắp đồ uống, sản phẩm vì đây là một trong các hình thức công khai các thông tin về chương trình khuyến mại theo quy định (chi tiết xem tại phần 4).

Nếu tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa thì theo quy định tại Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 5 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng; trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục, bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng.