Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Doanh nghiệp bảo hiểm có được giảm vốn điều lệ không?

Việc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 1, khoản 7 Điều 20 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Giảm vốn điều lệ, vốn được cấp

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn giảm vốn điều lệ, vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính theo quy định tại Nghị định này;

b) Sau khi giảm vốn điều lệ, vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải đảm bảo các quy định về vốn, biên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.

7. Không thực hiện việc giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm được giảm vốn điều lệ nếu đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 20 nêu trên.

Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ không được thực hiện việc giảm vốn điều lệ.

Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước (State-owned insurance enterprises) là gì?

Nguồn: Internet

Cơ quan nào có quyền chấp thuận việc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm?

Quyền chấp thuận việc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định từ khoản 2 đến khoản 5 Điều 20 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Giảm vốn điều lệ, vốn được cấp

2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị được thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện;

c) Phương án giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp trong đó chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

4. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoàn thành việc giảm vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:

a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc giảm vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) theo phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong đó nêu rõ kết quả các chỉ tiêu tài chính sau khi hoàn thành việc giảm vốn;

b) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã chuyển trả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đủ số vốn giảm (đối với trường hợp giảm vốn).

5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Theo quy định trên, cơ quan có quyền chấp thuận việc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện phương án giảm vốn điều lệ đã được chấp thuận thì có phải báo cáo với Bộ Tài chính không?

Quy định báo cáo với Bộ Tài chính về việc không thực hiện phương án giảm vốn điều lệ đã được chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Giảm vốn điều lệ, vốn được cấp

6. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, nếu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.

Như vậy, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị giảm vốn điều lệ nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện được phương án giảm vốn điều lệ thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.