Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp). Công ty Luật Hồng Bàng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tự tin sẽ đem đến cho Quý Khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Đối với nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, Chúng tôi xin được tư vấn sơ bộ như sau:

 

  1. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
  1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • 01 bản hợp đồng;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
  1. Trình tự thực hiện
  • Chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp hồ sơ tới Cục Sở hữu trí tuệ
  • Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sỡ hữu mới, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia và Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp

Thời gian thực hiện: 02 tháng

  1. Tài liệu Khách hàng cần cung cấp
  • Văn bằng bảo hộ;
  • Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có)
  1. Dịch vụ Luật Hồng Bàng cung cấp
  • Tư vấn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp về điều kiện chuyển nhượng, thủ tục, hồ sơ;
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng;
  • Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ;
  • Thay mặt Khách hàng nhận kết quả;
  • Bàn giao kết quả cho Khách hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận.

 

Căn cứ pháp lý:

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp;

– Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp;