Nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu tập thể là một nhãn hiệu rất phổ biến ở Việt Nam với đặc trưng rất cơ bản đó chính là liên kết hợp tác và mang tính tập thể. Vậy để hiểu rõ nhất về Nhãn hiệu tập thể là gì? Đặc điểm và lưu ý về nhãn hiệu tập thể? Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Thương hiệu tập thể hay nhãn hiệu nhóm trong tiếng Anh được gọi là Collective brand. Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:
“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”
Căn cứ dựa trên khái niệm chúng ta cơ thể thấy về bản chất thì nhãn hiệu tập thể vẫn là một loại nhãn hiệu. Vậy nên, nhãn hiệu tập thể cũng là các dấu hiệu nhìn thấy được cụ thể nó được tồn tại dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu tập thể cũng thực hiện chức năng phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác trên thị trường.
Nhãn hiệu tập thể cũng có những đăc trưng rất riêng đây chính là chủ sở hữu nhãn hiệu là một tổ chức. Các thành viên trong tổ chức sẽ được sử dụng nhãn hiệu của tổ chức mình cho sản phẩm mà mình làm ra, theo các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu được xây dựng cụ thể. Như vậy, nhãn hiệu này không thuộc quyền sở hữu của riêng một cá nhân hay một doanh nghiệp, mà thuộc quyền sở hữu chung của tổ chức với nhiều thành viên khác nhau. Nói cách khác, nhãn hiệu tập thể cho phép một nhóm các chủ thể có quyền sử dụng cùng một nhãn hiệu cho một loại sản phẩm.
Thương hiệu tập thể hiện nay xuất hiện khá nhiều trên thị trường và chúng ta hiểu đây là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hoá nào đó, có thể do một cơ sở sản xuất hoặc có thể do các cơ sở sản xuất khác nhau sản xuất và kinh doanh cụ thể thì đây thường là trong cùng một khu vực địa lí, gắn với các yếu tố địa lí, xuất xứ nhất định.
Trong đó, loại nhãn hiệu này có các yếu tố vật chất, thẩm mĩ, lí lẽ và cảm xúc của một sản phẩm (hoặc doanh nghiệp), bao gồm bản thân sản phẩm, tên, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.
Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, nước mắm Phú Quốc…. Thương hiệu tập thể cũng có thể là thương hiệu chung cho hàng hoá của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một hiệp hội ngành hàng (Vinacafe là thương hiệu nhóm cho các sản phẩm cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam).
Đặc điểm của nhãn hiệu tập thể
Thương hiệu tập thể có đặc điểm khá giống với thương hiệu gia đình vì có tính khái quát và tính đại diện cao.
Nhãn hiệu tập thể có đặc điểm rất đặc biệt đó là thương hiệu tập thể thường được gắn liền với các chủng loại hàng hoá của nhiều doanh nghiệp khác nhau trong một liên kết kinh tế, kĩ thuật nào đó (cùng hiệp hội, cùng khu vực địa lí….) và tính đại diện được phát triển chủ yếu theo chiều sâu hơn là theo chiều rộng của phổ hàng hoá.
Với loại nhãn hiệu tập thể này thì chủ tổ chức với tư cách là người sở hữu nhãn hiệu tập thể được hưởng quyền lợi tương tự giống với chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường, đều có quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu trên cơ sở tôn trọng hàng hóa và dịch vụ đã đăng ký. Điều đặc biệt của nhãn hiệu tập thể ở chỗ, dù quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc về tổ chức nhưng chỉ có thành viên tổ chức mới được quyền sử dụng nhãn lên hàng hóa của họ. Cũng vì thế nhãn hiệu loại này chịu sự ảnh hưởng của các thành viên trong tổ chức, khi muốn thay đổi chủ thể sở hữu phải có sự đồng ý của các thành viên.
Những lưu ý về nhãn hiệu tập thể
Sử dụng thương hiệu tập thể là một vấn đề phức tạp và có điều kiện. Khi sử dụng thương hiệu tập thể sẽ gặp phải một vấn đề là mọi thành viên đều có thể sử dụng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lí để cấu thành thương hiệu cho hàng hoá của mình, không ai có quyền độc chiếm về tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lí.
Và vì thế để được bảo hộ, trong các yếu tố của thương hiệu, ngoài tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lí hoặc thương hiệu chung của hiệp hội còn cần có những dấu hiệu riêng của từng doanh ngiệp thành viên.
Chức năng chính của nhãn hiệu tập thể, khác với nhãn hiệu thông thường là dùng để phân biệt nguồn gốc sản phẩm, thì ở đây nhãn hiệu này dùng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của thành viên thuộc một tổ chức. Chức năng này rất dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu chứng nhận, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai nhãn hiệu này chính là đối tượng sử dụng. Đối với nhãn hiệu tập thể, người được phép sử dụng nhãn hiệu chỉ có thành viên tổ chức. Đối với nhãn hiệu chứng nhận, đối tượng sử dụng phải là người ngoài tổ chức có nhu cầu chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Đối với một đất nước có nhiều làng nghề truyền thống và đặc sản địa phương như ở Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu tập thể là vô cùng cần thiết để bảo vệ giá trị sản phẩm cũng như giúp cải thiện đời sống cho người dân cũng như phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa. Các nhãn hiệu tập thể nổi tiếng ở Việt Nam như: gốm Bát Tràng, nước mắm Cát Hải, v.v
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Trên thực tế ta thấy tại Luật Sở hữu trí tuệ trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho thấy người nộp đơn thường gặp một số thiếu sót chủ yếu sau:
+ Thiếu giấy phép hoặc quyết định thành lập, điều lệ hoạt động của tổ chức xác nhận chức năng thẩm quyền quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chất lượng, nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hàng hoá dịch vụ. (Vì trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu thông thường thì không phải bổ sung tài liệu này).
+ Thiếu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong hồ sơ yêu cầu đăng ký nhãn hiệu.
+ Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận chưa hiểu rõ quyền nộp đơn do đó có những người nộp đơn không có quyền nhưng vẫn nộp đơn đối với các loại nhãn hiệu này. Ví dụ: Cơ sở sản xuất, cá nhân…
+ Người nộp đơn nhầm lẫn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đơn, mặc dù không có nhu cầu đăng ký loại nhãn hiệu này nhưng lại đánh dấu trong hồ sơ đơn là có yêu cầu, hoặc có nhu cầu đăng ký và gửi kèm trong hồ sơ nhưng lại không đánh dấu trong tờ khai.
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thường không được xác nhận của cấp chủ quản nhãn hiệu hoặc cấp trên của chủ sở hữu nhãn hiệu.
+ Trong hồ sơ đơn thường thiếu giấy cho phép đăng ký của cấp hành chính (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đối với các đăng ký nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá và dịch vụ mà yêu cầu đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể, hoặc nhãn hiệu chứng nhận, hoặc có nhưng chỉ cho phép sử dụng chứ không phải cho phép đăng ký.
+ Người nộp đơn thường không chỉ ra trong tờ khai mục đích, nội dung và phương thức của việc chứng nhận (chứng nhận chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc địa lý hay kết hợp giữa các mục đích đó), chứng nhận như thế nào: Trình tự, thủ tục cấp phép chứng nhận các cách thức kiểm tra, duy trì mục đích và nội dung chứng nhận.
+ Cách thức đăng ký chỉ dẫn địa lý có gắn với logo: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý dùng để đăng ký chỉ có thể là tên địa danh hoặc dấu hiệu biểu trưng của vùng địa lý. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ đơn thiết kế hình ảnh gắn kèm tên địa danh và nộp đơn đăng ký dấu hiệu đó. Trong trường hợp này cần lưu ý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chỉ có thể là tên địa danh. Còn dấu hiệu (logo) gắn kèm tên địa danh có thể bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.
Như vậy từ các nội dung trên đây ta thấy các loại nhãn hiệu tập thể có thể được coi là công cụ hữu hiệu cho các tổ chức, hội, làng nghề khi họ phải vượt qua mọi thách thức vì quy mô nhỏ và sự phân lập trên thị trường. Việc sử dụng một nhãn hiệu tập thể cho phép các thành viên hưởng lợi từ uy tín đạt được từ tên, nguồn gốc xuất xứ chung. Điều này đặc biệt quan trọng khi nguồn gốc xuất xứ là yếu tố chính để xác định chất lượng cũng như thị hiếu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc sử dụng một nhãn hiệu tập thể có thể phát triển một liên minh hoặc hỗ trợ sự hợp tác với các tổ chức, hội khác nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nguồn lực chung.
Dịch vụ Luật Hồng Bàng cung cấp
- Tư vấn các điều kiện Đăng ký nhãn hiệu tập thể;
- Tiến hành soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng để nộp hồ sơ cần thiết;
- Liên tục cập nhật, theo dõi thông tin về hồ sơ, giải quyết mọi vấn đề trong quá trình thực hiện thủ tục;
- Nhận kết quả và chuyển phát tận tay tới cho khách hàng;
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Hồng Bàng liên quan đến Nhãn hiệu tập thể. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của Luật Hồng Bàng, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!