Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com
Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Điều chỉnh giấy tờ hộ tịch cho công dân Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575

Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

a. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).

c. Trình tự tiếp nhận:

Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có); sự đầy đủ, hợp lệ và nội dung hồ sơ:

1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận. Viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ trong các trường hợp sau:

– Theo quy định, giải quyết trả ngay kết quả nhưng người nộp hồ sơ không chờ để nhận hoặc người có thẩm quyền ký đi vắng.

– Theo quy định, giải quyết sau 01 ngày trở lên mới trả kết quả hoặc trường hợp phải xác minh, kiểm tra lại trước khi thực hiện thủ tục hành chính.

2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện cho quy định pháp luật.

3. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn người đến nộp hồ sơ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Bước 3Xử lý hồ sơ

1. Trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật:

– Công chức Tư pháp – Hộ tịch căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu có liên quan do đương sự xuất trình để thực hiện việc điều chỉnh trong các giấy tờ hộ tịch tương ứng;

– Làm thủ tục văn thư: Ghi chú phần điều chỉnh trong Giấy tờ hộ tịch, đóng dấu vào phần đã điều chỉnh và lưu trữ hồ sơ gốc;

– Soạn thảo thông báo về nội dung điều chỉnh trình chủ tịch ký và gửi cho Bộ Ngoại giao;

2. Trường hợp nội dung hồ sơ không phù hợp với quy định của pháp luật, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do việc từ chối.

Bước 4. Trả kết quả

a. Địa điểm:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b. Thời gian:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).

c. Trình tự trả:

Công dân nhận kết quả (trường hợp nếu viết Phiếu hẹn thì trả lại trước khi nhận kết quả).

2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Giấy khai sinh: bản chính (nếu việc điều chỉnh nội dung của giấy tờ hộ tịch khác không liên quan đến nội dung khai sinh, thì căn cứ vào những giấy tờ có liên quan do đương sự xuất trình để điều chỉnh).

2. Sổ hộ khẩu gia đình: bản chính (sau khi giải quyết xong trả lại).

3. Xuất trình Giấy tờ hộ tịch cần điều chỉnh: Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn,…

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết

Trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

8. Phí, lệ phí: không

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.

Giấy tờ hộ tịch được điều chỉnh.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:

Đương sự về nước và cư trú tại xã.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý Hộ tịch;

– Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

– Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

– Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;

– Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ;

– Công văn số 2091/BTC-CST ngày 25/02/2008 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575