Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, LOGO ĐỘC QUYỀN TOÀN QUỐC

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của nhãn hiệu, thương hiệu và đang dần dần từng bước xây dựng và phát triển một cách bền vững. Nhãn hiệu đã trở thành một trong những tài sản quan trọng nhất của công ty. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo vệ ngày càng được các công ty quan tâm.

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành có đưa ra khái niệm:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu thường là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể dưới dạng chữ cái, từ ngữ (một hoặc nhiều từ ghép lại với nhau, có thể có nghĩa hoặc không), hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ảnh ba chiều. Nhãn hiệu cũng có thể được kết hợp bởi các yếu tố trên. Nhãn hiệu có thể có một màu hoặc nhiều màu sắc.

Chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của nhãn hiệu chính là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với các loại hàng hóa khác trên thị trường. Nhãn hiệu có thể chỉ ra nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, do ai sản xuất, cung cấp.

Việc sử dụng nhãn hiệu hoàn toàn thuộc về đơn vị sở hữu nhãn hiệu. Các hành vi làm giả, nhái nhãn hiệu của đơn vị khác để sử dụng mà chưa có sự đồng ý của đơn vị sở hữu là trái pháp luật.

 

Tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu giúp xác định sự thành công của một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng ký. Nếu bạn đang kinh doanh và xây dựng, tạo uy tín cho thương hiệu trên thị trường, xem đó là một tài sản của doanh nghiệp thì việc đăng ký bảo hộ là hết sức cần thiết.

Sử dụng nhãn hiệu độc quyền

Sau khi đăng ký, công ty của bạn có thể sử dụng độc quyền nhãn hiệu. Nhãn hiệu của bạn sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ. Điều này giúp hạn chế một cách tối đa các thiệt hại do việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu một cách bất hợp pháp của các chủ thể khác. Nếu không đăng ký bảo hộ, công ty khác có thể vô tình hoặc cố ý sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, từ đó hưởng lợi từ uy tín và các mối quan hệ do bạn tạo với khách hàng. Những sự việc như vậy sẽ làm tổn hại hình ảnh và uy tín của công ty.

Tăng tính cạnh tranh sản phẩm

Cùng với đó, đăng ký nhãn hiệu giúp tăng tính cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của bạn trên thị trường. Các chính sách bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá, lưu thông hàng hóa cũng như bảo vệ và phát triển thị phần của mình trên thị trường, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Dễ dàng huy động vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài

Việc bảo hộ nhãn hiệu tạo môi trường pháp lý thuận lợi giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng huy động vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Một tổ chức tài chính như ngân hàng hay các quỹ đầu tư sẽ không mạo hiểm rót nguồn vốn vào một nhãn hiệu không có uy tín đối với người tiêu dùng. Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến đối tượng mà họ đầu tư vào có được pháp luật bảo vệ hay không. Nếu luật pháp bảo hộ nhãn hiệu không tốt, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với các thực trạng nhãn hiệu bị sao chép, bắt chước làm giả dẫn đến đầu tư thất bại.

Đối với nhãn hiệu đăng ký độc quyền, bạn có thể chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại (franchise) nhãn hiệu của bạn cho các công ty khác. Công ty của bạn sẽ có một nguồn thu nhập bổ sung.

Tra cứu nhãn hiệu độc quyền

Trước khi nộp đơn, doanh nghiệp cần phải tra cứu nhãn hiệu độc quyền để kiểm tra xem nhãn hiệu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với các nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đơn xin bảo hộ bị trả về cũng tránh mất kinh phí và thời gian làm hồ sơ.

Tra cứu nhãn hiệu độc quyền là một vấn đề chuyên sâu của nhân viên thuộc bộ phận nhãn hiệu trực thuộc Cục sở hữu trí tuệ. Trước năm 2009, Cục sở hữu trí tuệ có cung cấp dịch vụ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên do nhu cầu quá lớn nên Sạc đã tạm ngừng dịch vụ này trên thực tiễn.

Tra cứu nhãn hiệu độc quyền cơ bản

Bạn có thể dễ dàng tra cứu tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ tại:

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php 

Chỉ cần nhập những thông tin cơ bản như tên nhãn hiệu, bạn đã có thể tra cứu thông tin một cách nhanh chóng. Công cụ này rất hữu ích trong việc kiểm tra ý tưởng của bạn có bị trùng lặp không, có thể đăng ký được không. Với những người có kinh nghiệm trong việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì công cụ này có thể đưa đến độ chính xác khoảng 60%. Còn với chủ doanh nghiệp đây chỉ là công cụ để kiểm tra ý tưởng hoặc theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Để tìm chính xác kết quả mong muốn, bạn có thể để tên nhãn hiệu vào dấu nháy kép. Tuy nhiên mẹo này chỉ tìm chính xác cụm từ muốn tra cứu mà không hiển thị hết các nhãn hiệu khác có chữa nhãn hiệu đó hoặc có cách phát âm gần giống.

Tra cứu nhãn hiệu độc quyền nâng cao

Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt, bạn cần có sự tư vấn của các chuyên gia. Mẫu nhãn hiệu doanh nghiệp của bạn nên gửi cho các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để nghiên cứu. Thông thường các đơn vị này sẽ thiết lập một kênh tra cứu riêng với Cục sở hữu trí tuệ cho kết quả chính xác lên đến 90%.

Để chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng hình thức tra cứu nhãn hiệu nâng cao, đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Hình thức tra cứu nhãn hiệu độc quyền sẽ mất phí tra cứu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản); 
  • Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai); 
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản); 
  • Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản); 
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản); 
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; 
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

 

Hướng dẫn cách viết tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Ô số 1:

Dán mẫu nhãn hiệu đăng ký vào ô số 1 sao cho kích thước mẫu nhãn hiệu không vượt quá ô. Lưu ý kích thước thường nhỏ hơn 8cm x 8cm nên cần in mẫu với kích thước cho phù hợp.

Màu sắc & Mô tả nhãn hiệu:

+ Màu sắc:

Ghi tất cả những màu sắc có trong nhãn hiệu của bạn vào ô màu sắc như: Đen, Trắng, Xanh, Nâu Đỏ….vv.

+ Mô tả nhãn hiệu:

Mô tả sơ qua về nhãn hiệu để chuyên viên nhận biết nhãn hiệu doanh nghiệp của bạn. Mô tả nhãn hiệu gồm hai phần là phần hình và phần chữ. Phần chữ được viết in hoa hay in thường, màu gì, có ý nghĩa gì không. Phần hình là hình gì, có cách điệu từ hình gì không. Phần mô tả này cố gắng gần sát nhất với nhãn hiệu.

  • Ô số 2: Thông tin chủ đơn:

Điều đầy đủ thông tin của chủ đơn xin đăng ký như tên Công ty, địa chỉ công ty hoặc tên cá nhân, địa chỉ, điện thoại, email.

  • Ô số 3: Thông tin người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

Đối với trường hợp đứng tên đơn là công ty thì cần điền vào ô số 3 thông tin người đại diện theo pháp luật và tích vào ô “là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn”. Đối với trường hợp cá nhân thì không cần phải điền ô này.

  • Ô số 4: Khi không có yêu cầu thì không điền bất cứ thông tin vào ô này.
  • Ô số 5: Tùy vào số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ trong đơn đăng ký để tích vào từng yêu cầu của đơn đăng ký.
  • Ô số 6: Tích vào các ô sau:

Dòng thứ 1, 2, 3,

  • Ô số 7: Ghi danh mục nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu dự định đăng ký

Ví dụ: Nhóm 05: Dược phẩm, Nhóm 11: Ô tô, xe máy

  • Ô số 8: Chủ đơn hoặc người đại diện chủ đơn ký tên (chỉ ký, không cần ghi rõ họ tên)

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn hoàn thành tờ khai đăng ký nhãn hiệu trong quá trình soạn thảo hồ sơ.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LUẬT HỒNG BÀNG

Nếu bạn cảm thấy thủ tục và hồ sơ, tờ khai đăng ký nhãn hiệu quá lằng nhằng, hãy sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LUẬT HỒNG BÀNG. Chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn mọi vấn đề liên quan đến điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, hồ sơ giấy tờ nộp đơn đăng ký.

Bạn chỉ cần chuẩn bị những thông tin cơ bản về nhãn hiệu cần đăng ký, LUẬT HỒNG BÀNG sẽ giúp bạn chuẩn bị tờ khai đăng ký nhãn hiệu, nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến đơn. Chúng tôi sẽ giúp bạn nộp đơn, theo dõi tiến trình của đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho bạn đến khi có kết luận cuối cùng về việc đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ cũng như tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi được cấp bằng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com 

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công! 

Trân trọng.