Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Chất lượng giảng dạy của một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng luôn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo trình, tài liệu được đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Vì thế, công tác biên soạn giáo trình luôn được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng coi là một công việc giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Biên soạn giáo trình là công việc đòi hỏi sự lao động nghiêm túc và khoa học. Để biên soạn và cho ra đời một sản phẩm khoa học chất lượng, đòi hỏi tác giả phải có trình độ chuyên môn, phải làm việc chăm chỉ, khoa học bằng cả lương tâm, trách nhiệm cũng như niềm đam mê nghề nghiệp. Do đó, việc ghi nhận quyền tác giả cho người biên soạn là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa.

Vai trò của giáo trình

Nâng cao chất lượng đào tạo cho người học, người nghiên cứu.

Nhờ có giáo trình, tài liệu, học viên sẽ có thêm tài liệu để phục vụ việc tự học, giúp phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên.

Nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyên môn của giảng viên

  • Nhờ có giáo trình, tài liệu, giảng viên có nhiều điều kiện để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, bồi dưỡng.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên. Thông qua việc biên soạn, xuất bản các giáo trình, tài liệu bồi dưỡng sẽ giúp từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên. Thậm chí,có thể thúc đẩy hình thành các nhóm chuyên gia gắn với từng chuyên môn cụ thể.

Nâng cao uy tín, thương hiệu của cơ sở đào tạo

Quảng bá, khẳng định thương hiệu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Việc chủ động biên soạn, xuất bản hệ thống giáo trình, tài liệu đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc thù chuyên môn của nhà trường không chỉ giúp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động được nguồn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, bồi dưỡng mà còn góp phần quảng bá, khẳng định chất lượng, thương hiệu, hình ảnh của nhà trường trước học viên và xã hội. Nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng coi việc biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu là yêu cầu bắt buộc, là cam kết của cơ sở về năng lực và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng để xã hội giám sát.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho giáo trình

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
  • Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:

  • Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các địa chỉ nêu trên.

Bước 3: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.