Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Chứng thực Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ 

Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Trình tự tiếp nhận:

    Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ giấy tờ, hồ sơ theo quy định pháp luật.

1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận. Viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ trong các trường hợp sau:

– Theo quy định, giải quyết trả ngay kết quả nhưng người nộp hồ sơ không chờ lấy kết quả hoặc người có thẩm quyền ký đi vắng.

– Theo quy định, giải quyết sau 01 ngày trở lên mới trả kết quả hoặc trường hợp phải xác minh, kiểm tra lại trước khi thực hiện thủ tục hành chính.

2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện đầy đủ theo quy định pháp luật.

3. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn người đến nộp hồ sơ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

 Bước 3Xử lý hồ sơ

1. Trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật:

    Công chức Tư pháp – Hộ tịch xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định hiện hành về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện cấp kết quả việc thực hiện thủ tục hành chính.

     Trường hợp người có bất động sản không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hiện trạng sử dụng đất biến động so với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn phải xác nhận các thông tin về thửa đất.

    Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có dấu hiệu đã bị sửa chữa hoặc giả mạo, nếu cần thiết phải xác minh thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi Phiếu yêu cầu đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để yêu cầu cung cấp thông tin về thửa đất. Thời gian cung cấp thông tin về thửa đất của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không tính vào thời hạn chứng thực.

2. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc khi giải quyết yêu cầu chứng thực mà phát hiện ng­ười có bất động sản không đủ điều kiện thực hiện quyền của ng­ười có bất động sản theo quy định của pháp luật thì công chức Tư pháp – Hộ tịch trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Bước 4. Trả kết quả

a. Địa điểm trả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b. Thời gian trả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

c. Trình tự trả:

– Trường hợp ghi Phiếu hẹn thì nộp lại trước khi nhận kết quả.

– Nộp lệ phí (việc thu lệ phí thực hiện theo nguyên tắc tài chính).

– Nhận kết quả.

2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản: 01 bản theo mẫu.

2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện): 01 bản (kèm bản gốc để đối chiếu).

3. Hợp đồng chuyển nh­ượng quyền sử dụng đất (Mẫu số 37/HĐCN): 03 bản (theo mẫu).

4. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật đất đai: 01bản (kèm bản gốc để đối chiếu).

     Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật đất đai bao gồm:

a. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

b. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm a nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

c. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

5. Bản sao Sổ hộ khẩu: 01 bản đối với trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệptrong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trongkhu vực rừng phòng hộ.

6. Đơn xin tách thửa, hợp thửa trong trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất: 01 bản theo mẫu.

b. Số lượng hồ sơ:  1 bộ

4. Thời hạn giải quyết

Trong ngày làm việc (trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:

    Chủ tịch UBND xã, thị trấn trên toàn tỉnh, thành phố.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Trường hợp cần xác minh thì phối hợp cùng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Hợp đồng chuyển nh­ượng quyền sử dụng đất (Mẫu số 37/HĐCN).

– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 31/PYC).

– Đơn xin cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

8. Phí, lệ phí:

    Chứng thực hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất (tính trên giá trị tài sản)

– Dưới 20.000.000 đồng                                                     10.000 Đ/ trường hợp

– Từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng              20.000 Đ/ trường hợp

– Từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng            50.000 Đ/ trường hợp

– Từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng:          100.000 Đ/ trường hợp

– Từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng:       200.000 Đ/ trường hợp

– Từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng:    500.000 Đ/ trường hợp

– Từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng: 1.000.000Đ/ trường hợp

– Từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng:  1.500.000Đ/ trường hợp

– Từ trên 5.000.000.000 đồng trở lên:                                2.000.000Đ/ trường hợp

   Đối với cá nhân có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, thì mức thu bằng 50% mức thu lệ phí theo biểu mức thu trên.

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:

1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 của luật đất đai.

2. Đất không có tranh chấp;

3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

4. Trong thời hạn sử dụng đất.

Hạn mức diện tích đất, kích thước cạnh tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở.

1. Đối với đất ở đô thị và nông thôn vùng đồng bằng, sau khi trừ chỉ giới xây dựng (đối với khu vực có quy định chỉ giới xây dựng) diện tích tối thiểu thửa đất được phép tách thửa, phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có đủ các điều kiện về kích thước cạnh và diện tích tối thiểu:

a) Về kích thước cạnh tối thiểu là 3 m.

b) Về diện tích tối thiểu là 40 m2.

2. Đối với đất ở tại nông thôn vïng miền núi, sau khi trừ chỉ giới xây dựng (đối với khu vực có quy định chỉ giới xây dựng) diện tích tối thiểu thửa đất được phép tách thửa, phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có đủ các điều kiện về kích thước cạnh và diện tích tối thiểu:

a) Về kích thước cạnh tối thiểu là 5 m.

        b) Về diện tích tối thiểu là 60 m2.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 – Luật đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa 11;

 – Nghị định số 181/2004/N Đ-CP ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai;

 – Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai;

 – Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

 – Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

 – Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

 – Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn việc lập, quản lý, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

 – Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất;

 – Thông tư liện tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí công chứng, chứng thực;

 – Công văn số 3854/BTP-HCTP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tư pháp về việc lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Liên hệ luật sư Nguyễn Nhật Nam để biết thêm chi tiết: 0912.356.575