Tư vấn luật Gọi: 0912.35.65.75 lienheluathongbang@gmail.com

Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn cho người sử dụng, các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về hồ sơ và thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo. Việc thực hiện đúng các bước này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro pháp lý mà còn góp phần nâng cao uy tín và độ tin cậy của sản phẩm trên thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về hồ sơ và thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo đối với TPBVSK, từ những yêu cầu cơ bản đến các bước thực hiện cụ thể.

I. Cơ sở pháp lý

– Luật Quảng cáo năm 2012

– Nghị định số 181/2013/NĐ – CP ngày 14/11/2013 

– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018

– Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013

II. Cơ quan thực hiện

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

III. Trình tự thực hiện

Bước 1:

Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

Bước 2:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Thời hạn này được tính từ ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 3:

Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị

IV. Thành phần hồ sơ

– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo

– Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn hiệu lực (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng

– Tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân

– Trường hợp quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự thì phải bổ sung tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG