Tư vấn luật Gọi: 0912.35.65.75 lienheluathongbang@gmail.com

Chuyển giao công nghệ là một trong những yếu tố then chốt trong việc nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, việc tiếp nhận và áp dụng những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo việc chuyển giao công nghệ diễn ra một cách hợp pháp và hiệu quả, các doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình, các bước cần thiết và những lưu ý khi xin cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

I. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ cần ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước) hoặc bên giao công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày, hết thời hạn này, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

II. Cơ quan thực hiện

Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ

III. Trình tự thực hiện

– Sau khi có văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, tổ chức, cá nhân (bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ) tổ chức thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
+ Trường hợp từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

IV. Thành phần hồ sơ

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan

– Văn bản về tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng

– Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt hoặc bản dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc chứng thực đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng nước ngoài

– Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ

– Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có)

– Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao

– Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp có sử dụng vốn nhà nước

– Bản gốc giấy ủy quyền (trong trường hợp bên thứ ba được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ)

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG