Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Chấm dứt hoạt động Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện gì? Thực hiện theo các trình tự, thủ tục như thế nào?

Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện; Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

– Thông tư số 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP

Thủ tục thực hiện

Khi thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ chấm dứt hoạt động Chi nhánh

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi chấm dứt hoạt động chi nhánh thương nhân nước ngoài chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh theo mẫu TB ban hành kèm theo thông tư 11/2016/TT-BTC do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập;

– Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp hết thời gian hoạt động mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập);

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

– Bản chính Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Thương nhân nước ngoài và người đứng đầu Chi nhánh chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Chi nhánh.

Nơi nộp hồ sơ

Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.

Thời gian thực hiện

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.