Khi có nhu cầu xây dựng các công trình trên đất, chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng khi có sự cho phép, trừ trường hợp được miễn xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Giấy phép xây dựng bao gồm: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình. Trong bài viết này Luật Hồng Bàng sẽ thông tin đến bạn quy định pháp luật liên quan đến trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới.
Căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020.
Các trường hợp phải xin cấp Giấy phép xây dựng mới
Chủ đầu tư thực hiện hoạt động xây dựng công trình không nằm trong các trường hợp được miễn xin cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Như vậy các trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép xây dựng mới bao gồm:
- Các công trình không phải là công trình bí mật nhà nước, công trình chỉ nằm trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, công trình xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch;
- Công trình không thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không được thẩm định thiết kế xây dựng;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500 m2 không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
- Công trình xây dựng chính;
- Các công trình xây dựng còn lại trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình
Được quy định tại Điều 103 Luật xây dựng năm 2014 theo đó thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với công trình cấp đặc biệt do Bộ xây dựng cấp;
- Các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Sở Xây dựng; ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của mình.
- Các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do Ủy ban nhân dân huyện quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Bộ xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.
Như vậy ta thấy, thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền trong vấn đề này.
Quy trình cấp giấy phép xây dựng mới
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
- Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong vòng 1 tháng theo văn bản thông báo.
- Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Bước 3: Nhận kết quả
Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
————————————————————————–
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hồng Bàng về trường hợp Cấp giấy phép xây dựng mới. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:
- Liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75
- Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575
- Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!