Trong bối cảnh hoạt động sáng tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức sáng tạo. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan là những người có chuyên môn, được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ để thực hiện việc đánh giá, xác minh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Để được hành nghề hợp pháp trong lĩnh vực này, cá nhân cần thực hiện thủ tục xin cấp Thẻ giám định viên. Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng những thông tin cần thiết về thủ tục xin cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
– Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh Bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019;
– Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan. Có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2008;
– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 21/02/2006;
– Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2011;
– Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2013;
– Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL;
– Thông tư số 35/2018/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL, Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL và Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL
Trình tự thực hiện
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả ra quyết định cấp Thẻ giám định viên. Trường hợp từ chối cấp Thẻ giám định viên thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Thành phần hồ sơ
Tên giấy tờ | Số lượng |
---|---|
(1) Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên (theo Mẫu số 10 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP); | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
(2) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định hoặc văn bản của Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định chấp nhận được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định; | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
(3) 02 ảnh màu cỡ 3×4 cm. | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
Cơ quan thực hiện
Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Thường trú tại Việt Nam;
3. Có phẩm chất đạo đức tốt;
4. Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp Thẻ giám định viên, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ 5 năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Thủ tục Xin cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!