Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật Hồng Bàng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp các loại giấy phép xin gửi đến quý khách hàng thủ tục đăng ký công bố thực phẩm dinh dưỡng y học. Đây là thủ tục bắt buộc đối với các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng y học khi đưa vào lưu thông trong thị trường. 

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 15/2018/NĐ-CP

2. Thành phần hồ sơ

2.1. Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học nhập khẩu.

  • Bản công bố sản phẩm (Theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do; hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu; hoặc giấy chứng nhận y tế. Đây là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp.
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực: phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm. Phiếu này phải trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm. Được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
  • Bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân: Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm. Hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố(Nếu sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm. Thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu).
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

2.2. Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học trong nước.

  • Bản công bố sản phẩm (Theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do; hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu; hoặc giấy chứng nhận y tế. Đây là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp.
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực: phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm. Phiếu này phải trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm. Được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
  • Bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân: Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm. Hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố(Nếu sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm. Thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu).
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

3. Trình tự thủ tục

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ đề cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (theo mẫu)

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG