Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

THÀNH LẬP CÔNG TY –

DOANH NGHIỆP

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, nhiều bạn trẻ mang trong mình khả năng sáng tạo, những ý tưởng kinh doanh độc đáo để bắt đầu khởi nghiệp. Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, bạn không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể kinh doanh lớn và có thể gặp những vấn đề về pháp lý nếu kinh doanh dưới tư cách cá nhân.

Thành lập công ty là một trong những việc thiết yếu cần phải thực hiện nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn.

Những lợi ích khi thành lập công ty

Được phép kinh doanh các ngành nghề đặc trưng

Không phải ngành nghề nào cá nhân, tổ chức cũng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh như bất động sản, đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến, thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp.

Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không thành lập doanh nghiệp, đặc biệt với những người xác định phát triển, mở rộng kinh doanh trong tương lai.

Được pháp luật bảo vệ

Khi thành lập doanh nghiệp, công ty của bạn sẽ có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch và giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa Nhà nước đã công nhận và xác định là tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký.

Đối với một số loại hình doanh nghiệp, nếu xảy ra các tình huống tranh chấp, khiếu kiện, chủ sở hữu sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp hoặc cam kết góp.

Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh giúp bạn tự tạo ra được thương hiệu của riêng mình, được nhiều người biết đến, tin dùng và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Hơn nữa, công ty của bạn sẽ được pháp luật bảo vệ, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh như tranh chấp thương hiệu, vi phạm bản quyền.

Được hưởng các ưu đãi về thuế, điều kiện kinh doanh

Nhà nước đưa ra nhiều ưu đãi, khuyến khích cho các doanh nghiệp như hỗ trợ tiền thuê đất, tiền thuế và một số ưu đãi khác. Chỉ khi hoạt động kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp mới có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp của bạn nếu hoạt động không có lãi thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng.

Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của việc thành lập doanh nghiệp so với hộ kinh doanh. Không phân biệt doanh thu lời lãi như thế nào, hộ kinh doanh đều phải nộp thuế khoán trên doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

Dễ dàng huy động và chuyển nhượng vốn

Trong hoạt động kinh doanh, việc linh hoạt trong huy động và chuyển nhượng vốn là rất quan trọng. Nhà nước đã xây dựng một cơ chế pháp lý khá linh hoạt cho hoạt động này.

Để mở rộng kinh doanh, tăng khả năng tài chính cũng như khả năng cạnh tranh, bạn có thể dễ dàng kêu gọi các cá nhân, tổ chức khác cùng góp vốn vào công ty. Bên cạnh đó, các cá nhân cùng muốn kinh doanh cũng có thể dễ dàng tiến hành góp vốn để thành lập công ty. Việc góp vốn này được các cơ quan nhà nước chứng nhận, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Nếu không còn muốn tiếp tục kinh doanh, bạn cũng có thể dễ dàng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho người khác.

Xuất hóa đơn

Khi thực hiện các giao dịch mua bán, khách hàng thường cần hóa đơn để làm cơ sở minh bạch chi phí. Tuy nhiên chỉ doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn, còn cá nhân kinh doanh thì không thể thực hiện được việc này.

Phần lớn những đối tác, khách hàng là doanh nghiệp sẽ thích hợp tác với những doanh nghiệp có tổ chức chuyên nghiệp rõ ràng, có thể cung cấp chứng từ hóa đơn đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Điều kiện chung thành lập công ty – doanh nghiệp

Điều kiện thành lập mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng đều có những điều kiện chung sau.

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty doanh nghiệp

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau: 

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân; 
  • Người chưa đủ 18 tuổi; không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; 
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; 
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam; 
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh; 
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần thỏa mãn điều kiện ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Đối với một số loại ngành nghề có điều kiện, ngoài các thủ tục đăng ký thông thường, nhà đầu tư cần phải có chứng chỉ hành nghề hoặc đáp ứng một số điều kiện đặc thù theo quy định của pháp luật và phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, có 3 loại hình doanh nghiệp đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu đăng ký kinh doanh:

  • Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
  • Các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
  • Các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề

Việc xác định ngành nghề kinh doanh rất quan trọng, chủ doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tránh trường hợp tập trung đầu tư các công việc khác mà cuối cùng chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về vốn

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.

Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì thế nếu để quá thấp sẽ làm giảm niềm tin với khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Còn nếu để mức vốn điều lệ cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình. 

Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Vốn điều lệ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm: 

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000 đồng/năm 
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000 đồng/năm.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên công ty phải bao gồm 2 yếu tố theo thứ tự sau đây: 

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , công ty cổ phần (Công ty CP) , công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN); 
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. 
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Nếu không gắn tên doanh nghiệp theo quy định sẽ bị xử phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng theo quy định tại điều 34 Nghị định 50/2016 hoặc có thể bị đóng MST. 

Khi đặt tên doanh nghiệp, phải tuân thủ 3 không: 

  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc; 
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; 
  • Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.

Chủ doanh nghiệp nên lựa chọn một số tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện về trụ sở

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau: 

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); 
  • Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 
  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp

Bên cạnh việc phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện chung ở trên, đối với từng loại hình doanh nghiệp còn phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau: 

    • Đối với công ty cổ phần: Bắt buộc phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. 
    • Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Bắt buộc chỉ có 1 cá nhân/ tổ chức là chủ sở hữu (người đứng ra thành lập công ty). Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty. 
    • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Phải có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp. 
  • Đối với công ty hợp danh: 

+ Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; 

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: 

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động của doanh nghiệp; 

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh; 

+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Thành lập công ty chính là bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh, thực hiện ý tưởng của bạn. Nhưng bạn chưa rõ các quy trình thành lập công ty như thế nào? Dịch vụ thành lập công ty – thành lập doanh nghiệp của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn những bước đầu khởi nghiệp khó khăn.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com 

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công! 

Trân trọng.