Mở đầu:
Nhượng quyền thương mại (franchise) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một mô hình kinh doanh phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mô hình này cũng đi kèm với nhiều thách thức về mặt pháp lý mà các bên tham gia cần phải lưu ý.
Nội dung:
-
Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo Điều 284, Luật Thương mại năm 2005: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
-
Những vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động nhượng quyền thương mại.
Hiện nay, quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại (sau đây gọi là nhượng quyền) đã có sự tương thích với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, có một số vấn đề mới chỉ được quy định một cách khái quát, khiến cho những chủ thể lúng túng khi thực hiện hoạt động kinh doanh này. Dưới đây là một số vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền mà các bên cần lưu ý
1.Điều kiện thực hiện hoạt động nhượng quyền và đăng ký nhượng quyền:
- Điều kiện hoạt động nhượng quyền: Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ đặt ra điều kiện hoạt động đối với bên nhượng quyền tại khoản 1, Điều 08, nghị định 08/2018/NĐ-CP: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.
- Đăng ký hoạt động nhượng quyền: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì:
- Các trường hợp sau đây không bắt buộc phải đăng ký nhượng quyền thương mại, thì phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tới Sở Công Thương chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm theo mẫu tại Phần B Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM.
- – Nhượng quyền trong nước;
- – Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Ngoài hai trường hợp trên, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam thì phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.
2.Hợp đồng nhượng quyền.
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một văn bản pháp lý giữa hai bên trong quan hệ nhượng quyền (bên nhượng quyền và bên nhận quyền), trong đó ghi lại quyền và nghĩa vụ của các bên và những điều khoản quan trọng khác liên quan đến đối tượng nhượng quyền. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về hợp đồng nhượng quyền như sau:
- Hình thức của hợp đồng nhượng quyền: (Điều 285 Luật Thương mại năm 2005): Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Nội dung cơ bản của hợp đồng nhượng quyền: Điều 11, Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Quy định trên chưa bao gồm các điều khoản về Quyền sử dụng thương hiệu, bí quyết và tài sản trí tuệ, do đó, các bên cần cân nhắc đến vấn đề này khi soạn thảo hợp đồng.
3.Các vấn đề về cạnh tranh.
Hoạt động nhượng quyền cũng dẫn đến những thách thức về cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị nhận quyền trong cùng hệ thống. Các bên cần chú ý tuân thủ quy định pháp luật về chống độc quyền và hạn chế cạnh tranh. Một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu trong hoạt động nhượng quyền đó là Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh. Theo Điều 16, Nghị định 75/2019/NĐ-CP, hành vi này bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
- b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
- b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
4.Các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Quyền SHTT là một trong những đối tượng chuyển nhượng quan trọng trong hoạt động nhượng quyền. Các tài sản trí tuệ như thương hiệu, bí quyết kinh doanh, công thức sản phẩm… là những tài sản then chốt của bên nhượng quyền. Việc bảo vệ các tài sản này khỏi bị xâm phạm là rất quan trọng và cần được quy định rõ ràng trong hợp đồng.
5.Các vấn đề về thuế là tài chính.
Hoạt động nhượng quyền cũng liên quan đến các vấn đề về thuế và tài chính như: thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, các khoản phí nhượng quyền, quản lý dòng tiền…Các quy định pháp luật về thuế và tài chính cần được tuân thủ.
Tóm lại, các vấn đề pháp lý trong hoạt động nhượng quyền thương mại rất đa dạng và phức tạp. Các bên tham gia cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định pháp luật liên quan và tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để đảm bảo hoạt động nhượng quyền diễn ra suôn sẻ và thành công.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng.