Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là hoạt động nhằm huy động vốn điều lệ chỉ có với công ty cổ phần, trong đó, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Các cổ đông (những người nắm giữ cổ phiếu trong công ty cổ phần) sẽ chuyển nhượng, mua bán cổ phần (phần vốn bị chia ra) của công ty và những người khi mua cổ phần sẽ được chứng nhận, xác minh quyền sở hữu đối với phần cổ phần mà mình có được bằng cổ phiếu.
Việc phát hành cổ phiếu nhằm mục đích giúp cho công ty cổ phần huy động được các nguồn vốn từ phía bên ngoài.
Điều kiện phát hành cổ phiếu?
Để phát hành được cổ phiếu thì các công ty cổ phần cần phải đáp ứng được những điều kiện, yêu cầu sau đây:
– Về vốn điều lệ: Trong thời điểm đăng ký chào bán, mức vốn điều lệ đã góp của công ty phải đạt từ 10 tỷ đồng trở lên (theo như giá trị trên sổ kế toán ghi nhận)
– Về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: phải có lãi trong năm liền trước của năm đăng ký chào bán; bên cạnh đó tính đến thời điểm năm đăng ký để chào bán thì công ty cũng không được có lỗ lũy kế.
– Về cách thức phát hành và kế hoạch sử dụng vốn sau khi thu được từ việc chào bán thì phải được Đại hội đồng thông qua trước đó.
Một số điều kiện nhất định khác phù hợp với lĩnh vực, bản chất, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp cũng như những quy định khác của các văn bản có liên quan thì:
– Khi phát hành cổ phiếu, trên cổ phiếu cần có những nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa điểm nơi đặt trụ sở chính
+ Loại cổ phần kèm theo số lượng cổ phần
+ Tổng mệnh giá số cổ phần và mệnh giá mỗi cổ phần ghi trên cổ phiếu
+ Họ và tên, quốc tịch, nơi đăng ký thường trú, số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, số hộ chiếu hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để chứng thực các thông tin của cổ đông nếu là cá nhân.
Đối với trường hợp cổ đông là một tổ chức thì trên cổ phiếu cần ghi nhận các thông tin về tên của tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ đặt trụ sở chính hay số quyết định thành lập công ty.
+ Tóm tắt sơ lược về quy trình chuyển nhượng cổ phần
+ Chữ ký (có ghi rõ họ và tên) của người đại diện theo pháp luật kèm theo dấu của công ty (nếu có)
+ Thời gian phát hành cổ phiếu và số đăng ký có ghi tại sổ đăng ký cổ đông
Một số nội dung thông tin khác theo quy định của pháp luật doanh nghiệp đối với riêng trường hợp cổ phiếu thuộc cổ phần ưu đãi.
– Về ưu điểm:
+ Phát hành cổ phiếu thường giúp cho doanh nghiệp tăng thêm số vốn tự có của mình, đồng thời không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phari trả lợi tức cố định
=> Khi công ty cổ phần đó có doanh thu chưa cao thì cũng giảm bớt được nguy cơ phá sản trong trường hợp bị mất khả năng chi trả nợ.
+ Khi tình trạng lạm phát xảy ra thì các loại cổ phiếu thường sẽ có sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư tối ưu hơn so với các loại cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu khác.
+ Cổ phiếu thường là một loại chứng khoán có vốn không kỳ hạn, vì thế công ty không phải lo đến vấn đề khi đến kỳ đáo hạn phải trả nợ.
Một số ưu điểm khác, v.v…
– Về nhược điểm:
+ Khi phát hành cổ phiếu thường thì việc phải san sẻ quyền lực cho các cổ đông mới là điều dễ nhận thấy.
Đây là điều ban quản lý và các cổ đông cũ không hề muốn vì nó cũng đồng nghĩa với việc thu nhập từ cổ phần của các cổ đông cũ bị giảm đi khi phải chia bớt theo các cổ phần của các cổ đông mới.
+ Chi phí cho việc phát hành cổ phiếu thường cũng cao hơn so với chi phí để phát hành các loại trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi.
+ Cổ phiếu thường là loại chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn một số loại chứng khoán khác.
Phát hành trái phiếu
Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 8 Điều 6 về giao dịch trái phiếu. Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định về giao dịch tại thị trường phát hành.
Đối với phương thức phát hành cổ phiếu cho phép công ty huy động vốn có hiệu quả các nguổn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn và ổn định cho đầu tư kinh doanh. Đặc trưng của hình thức này là tăng vốn những không tăng nợ của doanh nghiệp mà sẽ làm tăng vốn điều lệ (và vì vậy tăng vốn chủ sỏ hữu) của công ty. Nói cách khác, việc phát hành cổ phiếu cũng có nghĩa là bán một phần quyền sở hữu công ty cho người mua cổ phiếu. Điều này có thể dẫn đến thay đổi vị thế của từng cổ đông trong công ty và vì vậy có thể thay đổi cơ cấu quản lí và kiểm soát công ty. Do đó công ty cần cân nhắc nếu như không muốn có sự xáo trộn lớn giữa quyền và lợi ích giữa các cổ đông trong công ty.
Còn đối với phương thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, thông thường công ty cổ phần sẽ phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng. Khi công ty thực hiện hình thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, việc tăng vốn luôn gắn liền với tăng nợ cho công ty. Với hình thức này, công ty cổ phần có thể huy động được một lượng vốn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn và không bị người cho vay kiểm soát chặt chẽ so với các hình thức vay vốn khác như ngân hàng, doanh nghiệp. Có một lưu ý rằng khi công ty có ý định huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, thì công ty phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để tránh được áp lực nợ khi đến hạn và vẫn có lợi nhuận khi kinh tế suy thoái và lạm phát cao xảy ra. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu cao vì công ty cần phải có sự trợ giúp của ngân hàng thương mại. Trên thực tế, công ty cổ phần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau thì mới được phát hành trái phiếu: tài sản cố định nhỏ hơn tổng sốn vốn và nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.