Tư vấn luật Gọi: 0912.35.65.75 lienheluathongbang@gmail.com

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
  • Thông tư 34/2019/TT-BTNMT

Quy định pháp luật về hoá đơn như thế nào?

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Khi lập hóa đơn phải có các nội dung sau: Tên loại hóa đơn; Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn; Tên liên hóa đơn; Số thứ tự hóa đơn; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;Tên tổ chức nhận in hóa đơn.

Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ không cần đầy đủ các nội dung trên.

Phân loại hoá đơn hiện nay như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC) hóa đơn bao gồm các loại sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

2. Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng được dùng cho các đối tượng sau:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

3. Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

4. Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Đổi tên công ty có phải in lại hóa đơn không?

Đối với vấn đề có phải in lại hóa đơn khi đổi tên công ty hay không thì theo quy định sẽ được chia làm 2 trường hợp như sau:

 – Trường hợp 1: Thay đổi tên công ty nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế:

Khi tên công ty hoặc địa chỉ công ty thay đổi nhưng mã số thuế và cơ quan thuế vẫn giữ nguyên, công ty muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đã in sẵn địa chỉ, tên công ty thì tiến hành các bước sau:

+ Đóng dấu tên công ty mới, tên địa chỉ mới vào bên cạnh mục tên, địa chỉ đã in sẵn trên hóa đơn

+ Tiến hành thông báo về việcđiều chỉnh thông tin hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Sau đó, công ty có thể sử dụng ngay hóa đơn đã in trước khi thay đổi tên và địa chỉ.

– Trường hợp 2: Thay đổi tên và địa chỉ công ty làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp:

Vậy trường hợp này công ty có 2 lựa chọn:

Lựa chọn 1: Công ty muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đã in

Lúc này, công ty cần làm những đầu việc sau:

– Gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đến cơ quan thuế nơi quản lý trước.

– Đóng dấu địa chỉ mới và tên công ty mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn.

– Thực hiện gửi Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng theo mẫu

– Gửi Thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý mới. Sau đó, công ty có thể tiếp tục sử dụng ngay hóa đơn rồi.

Lựa chọn 2: Công ty không có nguyện vọng sử dụng hóa đơn đã in:

– Đổi tên công ty có phải in lại hóa đơn hay không? Nếu trường hợp công ty không muốn sử dụng hóa đơn cũ, công ty phải hủy các số hóa đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng và gửi thông báo kết quả đã hủy hóa đơn với cơ quan thuế quản lý cũ. Đồng thời, phải thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế quản lý mới.

Các thủ tục cần thực hiện sau khi đổi tên công ty

Có kết quả thay đổi tên công ty do Phòng đăng ký kinh doanh thông báo không có nghĩa tất cả các thủ tục đã hoàn tất. Công ty còn phải thực hiện các thủ tục sau khi thay đổi tên công ty, bao gồm:

Thay đổi con dấu công ty

Dấu doanh nghiệp có thể được thay đổi. Việc thay đổi tên doanh nghiệp là một trong những trường hợp doanh nghiệp cần phải thay đổi mẫu dấu.

Mặc dù hiện nay doanh nghiệp được tự quản lý về mẫu dấu và không cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để đồng nhất về mặt hồ sơ, tài liệu và tạo niềm tin cho các đối tác, khách hàng, doanh nghiệp cần thay đổi mẫu dấu theo tên doanh nghiệp mới.

Thay đổi thông tin ngân hàng, bảo hiểm xã hội

* Tài khoản ngân hàng

Kể từ ngày 01/05/2021, thông tin về tài khoản ngân hàng không còn là thông tin đăng ký thuế nữa. Vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng không cần phải thông báo với bất kỳ cơ quan nào.

Tuy nhiên, tài khoản ngân hàng là thông tin quan trọng của mỗi doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động giao dịch. Vì vậy, để thông tin của doanh nghiệp được đồng nhất, sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp phải thay đổi thông tin về ngân hàng.

* Bảo hiểm xã hội

Khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Khi đó, theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS) kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã tham gia.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ I-VAN để thực hiện thủ tục này.

Thay đổi thông tin tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp

* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Doanh nghiệp có thể thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi đổi tên, căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT

Nhãn hiệu

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, khi thay đổi tên, công ty đó sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mang tên mới. Tên cũ của công ty sau khi đã được sửa đổi có thể được một trong số các công ty khác đăng ký sử dụng.

Việc tên cũ được công ty khác sử dụng có thể gây nhầm lẫn về chủ sở hữu của nhãn hiệu. Mặt khác, các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nhãn hiệu của công ty cũng không được thống nhất.

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.