- Điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
Ngày 28/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó giảm 80% mức ký quỹ kinh doanh doanh dịch vụ lữ hành đến hết ngày 31/12/2023 so với trước đây.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam | 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng (trước đây là 250 triệu đồng) |
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài | 100.000.000 (một trăm triệu) đồng (trước đây là 500 triệu đồng) |
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài | 100.000.000 (một trăm triệu) đồng (trước đây là 500 triệu đồng)
|
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Chuyên ngành về lữ hành bao gồm:
+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
+ Quản trị lữ hành;
+ Điều hành tour du lịch;
+ Marketing du lịch;
+ Du lịch;
+ Du lịch lữ hành;
+ Quản lý và kinh doanh du lịch;
+ Quản trị du lịch MICE;
+ Đại lý lữ hành; hướng dẫn du lịch;
+ Ngành nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực;
+ Ngành nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành tại hai quy định nêu trên thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, ”lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.
Lưu ý:
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế:
+ Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;
+ Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
+ Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
- Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL) ;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành đề cập ở trên)
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục Du lịch.
Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!