Tư vấn luật Gọi: 0912.35.65.75 lienheluathongbang@gmail.com

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm trở nên vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với động vật và sản phẩm động vật trên cạn, việc đảm bảo không chỉ an toàn cho sức khỏe con người mà còn bảo vệ môi trường và hệ sinh thái là một nhiệm vụ cấp bách.

Chính vì vậy, các quy định về kiểm dịch động vật đã được thiết lập nhằm quản lý và giám sát hoạt động nhập khẩu, từ đó ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và đảm bảo rằng các sản phẩm được đưa vào thị trường đều đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh. Việc đăng ký kiểm dịch không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và nông nghiệp.

I. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không

II. Cơ quan thực hiện

Cục Thú y – Bộ NN-PTNT

III. Trình tự thực hiện

Bước 1: Trước khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn, chủ hàng gửi Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản hướng dẫn kiểm dịch gửi chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) hoặc gửi thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp).

Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 Luật Thú y.

IV. Thành phần hồ sơ 

– Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT). Đối với hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu bột thịt xương, văn bản đề nghị theo Mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT);

– Văn bản hoặc giấy phép theo quy định đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác;

– Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở sản xuất gia công, chế biến hàng xuất khẩu trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công, chế biến hàng xuất khẩu.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG