Hồ sơ thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2025/NĐ-CP quy định về Hồ sơ thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm như sau:
Hồ sơ thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm gồm:
– Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm
– 01 ảnh chụp mặt trước, chính giữa văn hóa phẩm; đối với tác phẩm điêu khắc bổ sung 01 ảnh chụp từng mặt: bên trái, bên phải và phía sau tác phẩm, có chú thích, kích thước ảnh nhỏ nhất 13 x 18 cm, được in trên giấy hoặc ghi vào thiết bị lưu trữ di động (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu chính) hoặc ảnh định dạng số (đối với trường hợp nộp qua môi trường điện tử, nộp qua Cổng thông tin một cửa quốc gia). Bản dịch công chứng chi tiết nội dung đối với bản ghi âm, ghi hình có sử dụng tiếng nước ngoài;
– Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).
Ai có Thẩm quyền tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2025/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh như sau:
Thẩm quyền tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia trưng bày, triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia, cấp khu vực.
2. Cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp sau đây:
a) Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức có mục đích khác với mục đích quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
c) Văn hóa phẩm để tham gia trưng bày, triển lãm, dự thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương.
Theo đó, thẩm quyền tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh được quy định như sau:
(1) Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia trưng bày, triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia, cấp khu vực => Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận.
(2) Cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận Thông báo nhập khẩu văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp sau đây:
– Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức có mục đích khác với mục đích quy định tại (1)
– Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
– Văn hóa phẩm để tham gia trưng bày, triển lãm, dự thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là gì? Văn hóa phẩm bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 31/2025/NĐ-CP quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh như sau:
(1) Hoạt động xuất khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là việc văn hóa phẩm được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, trưng bày, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại.
(2) Hoạt động nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là việc văn hóa phẩm được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, trưng bày, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại.
(3) Văn hóa phẩm bao gồm:
– Các bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn;
– Các bản ghi âm, ghi hình trong quá trình sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
– Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh;
– Di vật, cổ vật.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!