Tư vấn luật Gọi: 0912.35.65.75 lienheluathongbang@gmail.com

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trở nên ngày càng quan trọng. Nhu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường đang đặt ra yêu cầu cao đối với các quy trình kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Để đáp ứng các yêu cầu này, việc đăng ký kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu không chỉ là một bước cần thiết trong quy trình thương mại quốc tế mà còn góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật và duy trì sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

I. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không

II. Cơ quan thực hiện

Cục Thú y – Bộ NN-PTNT

III. Trình tự thực hiện

Bước 1: Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Cục Thú y.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Thú y căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu; có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia). Trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 của Luật Thú y.

IV. Thành phần hồ sơ

– Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo Mẫu 02TS phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT;

– Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam)

– Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

– Bản chụp Giấy phép nhập khẩu do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!