– Về ưu điểm:

+ Phát hành cổ phiếu thường giúp cho doanh nghiệp tăng thêm số vốn tự có của mình, đồng thời không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phari trả lợi tức cố định

=> Khi công ty cổ phần đó có doanh thu chưa cao thì cũng giảm bớt được nguy cơ phá sản trong trường hợp bị mất khả năng chi trả nợ.

+ Khi tình trạng lạm phát xảy ra thì các loại cổ phiếu thường sẽ có sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư tối ưu hơn so với các loại cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu khác.

+ Cổ phiếu thường là một loại chứng khoán có vốn không kỳ hạn, vì thế công ty không phải lo đến vấn đề khi đến kỳ đáo hạn phải trả nợ.

Một số ưu điểm khác, v.v…

– Về nhược điểm:

+ Khi phát hành cổ phiếu thường thì việc phải san sẻ quyền lực cho các cổ đông mới là điều dễ nhận thấy.

Đây là điều ban quản lý và các cổ đông cũ không hề muốn vì nó cũng đồng nghĩa với việc thu nhập từ cổ phần của các cổ đông cũ bị giảm đi khi phải chia bớt theo các cổ phần của các cổ đông mới.

+ Chi phí cho việc phát hành cổ phiếu thường cũng cao hơn so với chi phí để phát hành các loại trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi.

+ Cổ phiếu thường là loại chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn một số loại chứng khoán khác.

Phát hành trái phiếu

Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 8 Điều 6 về giao dịch trái phiếu. Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định về giao dịch tại thị trường phát hành.