Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, công dân nước ngoài đều phải xin thị thực (visa) khi nhập cảnh Việt Nam. Trừ công dân thuộc các quốc gia được miễn thị thực theo quy định. Vậy có bao nhiêu cách để xin visa nhập cảnh Việt Nam, gồm những bước nào và quy trình ra sao?
Cơ sở pháp lý:
+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).
+ Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Thông tư số 190/2012/TT-BTC, ngày 09/11/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
+ Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Thông tư số 219/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an theo quy định của Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014.
2. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”.
3. Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ).
Trình tự xin thị thực nhập cảnh Việt Nam
Người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế bằng nhiều con đường khác nhau như sân bay, đường bộ hoặc đường biển. Do đó, người nước ngoài có thể đến các cửa khẩu quốc tế có thẩm quyền dán visa và trực tiếp dán visa tại đây để vào Việt Nam.
Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh Việt Nam.
Người nước ngoài hoặc cá nhân, doanh nghiệp bảo lãnh chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản như: Họ và tên, Ngày sinh, Số hộ chiếu hoặc bản scan màu mặt hộ chiếu, Ngày nhập cảnh, Nơi nhận visa,…
Công ty dịch vụ sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin Công văn nhập cảnh tại Cơ quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Sau khi hồ sơ được xét duyệt thành công, đơn vị dịch vụ sẽ gửi Công văn nhập cảnh được chấp thuận qua email cho người nước ngoài hoặc cá nhân, doanh nghiệp bảo lãnh.
Bước 2: Làm thủ tục dán visa tại cửa khẩu quốc tế Việt Nam.
Khi nhận được Công văn nhập cảnh thì người nước ngoài tiến hành chuẩn bị hồ sơ: Hộ chiếu gốc, Công văn nhập cảnh (đã in ra), 02 hình 4×6 và điền Tờ Khai Đề Nghị Cấp Thị Thực Việt Nam (NA1) tại cửa khẩu quốc tế.
Tại cửa khẩu quốc tế Việt Nam, người nước ngoài đóng lệ phí và dán visa nhập cảnh Việt Nam.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG