Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho tàu biển được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ gồm những gì? mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hải quan năm 2014;
- Nghị định 08/2015/NĐ–CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư 38/2015/TT–BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư 69/2016/TT–BTC thủ tục hải quan với xăng dầu, hóa chất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh.
Thành phần hồ sơ xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho tàu biển
Hồ sơ hải quan đối với xăng dầu tái xuất
- 01 (một) bản sao tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quản lý, thuê tàu trần và cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Bộ luật ISM nếu công ty không phải là chủ sở hữu tàu biển (đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận tạm thời hoặc lần đầu).
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
- Hợp đồng bán hàng, phụ lục hợp đồng (nếu có): 01 bản chụp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu);
- Chứng thư giám định lượng (trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường thủy qua cửa khẩu cảng thủy nội địa, cửa khẩu cảng biển): 01 bản chụp;
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;
- Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu theo quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ. Trong đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung: – Cảng đến tiếp theo là cảng nước ngoài; – Nếu cảng tiếp theo là cảng biển, cảng sông Việt Nam (tàu chuyển cảng) thì phải có định mức lượng xăng dầu tiêu thụ chạy chặng nội địa (từ cảng hiện tại tới cảng xuát cảnh thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác quản lý); – Lượng xăng dầu chạy tuyến quốc tế xuất cảnh; – Thời gian dự kiến xuất cảnh phải phù hợp với thời gian hiệu lực của tờ khai và thời gian lưu giữ xăng dầu tái xuất tại Việt Nam; – Tên, loại, số hô hiệu (nếu có) tàu mua xăng dầu từ nguồn tạm nhập trên tờ khai hải quan; – Cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng mục đích;
- Phiếu xuất kho: 01 bản chụp;
- Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp;
- Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp.
Hồ sơ hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Hợp đồng đại lý với công ty cung ứng tàu biển: 01 bản chụp (nộp lần đầu);
- Đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc chủ tàu hoặc đại lý chủ tàu hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền: 01 bản chính hoặc bản fax; e-mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ;
- Phiếu xuất kho: 01 bản chụp;
- Biên bản giao nhận nhiên liệu giữa phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu và tàu biển: 01 bản chụp;
- Hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản chụp.
- Văn bản nêu rõ nguồn gốc xăng dầu, khí xuất khẩu (nguồn do Thương nhân nhập khẩu hoặc mua của Thương nhân đầu mối nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn sản xuất, pha chế xăng dầu, khí): 01 bản chụp;
- Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu: 01 bản chụp;
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;
- Chứng thư giám định lượng (trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường thủy qua cửa khẩu cảng thủy nội địa, cửa khẩu cảng biển): 01 bản chụp.
Trình tự thực hiện Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho tàu biển
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị làm thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho tàu biển.
Bước 2: Trong thời hạn bảy làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Hải quan thực hiện: Kiểm tra hồ sơ (trường hợp có nghi vấn với chứng từ bản chụp, Chi cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu); lập Phiếu theo dõi trừ lùi khi làm thủ tục tái xuất; tính thuế, thu thuế đối với phần xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho tàu biển, tàu bay chạy chặng nội địa trong hành trình chạy tuyến quốc tế hoặc tàu biển, tàu bay đã xuất cảnh nhưng vì lý do khách quan không xuất cảnh để chạy tuyến quốc tế hoặc đã làm thủ tục xuất cảnh nhưng thay đổi lịch trình (có thêm chặng nội địa); xác định xăng dầu đã xuất khẩu đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất.
Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế đối với xăng dầu xuất khẩu, xăng dầu tái xuất nhưng thực sử dụng trong nội địa
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho tàu biển. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
- Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
- Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
- Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.