Tư vấn luật Gọi: 0912.35.65.75 lienheluathongbang@gmail.com

Tạm đình chỉ công việc là biện pháp quản lý hợp lý để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp khi xảy ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến nhân viên. Tuy nhiên, cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân viên và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

I. Khái niệm tạm đình chỉ công việc.

Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động là buộc người lao động (NLĐ) phải ngừng làm việc tạm thời để điều tra, xác minh những vụ vi phạm kỷ luật lao động phức tạp mà NLĐ đó là đương sự, do người sử dụng lao động (NSDLĐ) áp dụng theo quy định của pháp luật.

II. Quy định của pháp luật về tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.

Việc tạm đình chỉ công việc đối với người lao động được quy định cụ thể tại Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
  • Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
  • Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
  • Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
  • Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

III. Tạm đình chỉ công việc có phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động không?

Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỷ luật và cũng không phải là một thủ tục bắt buộc trong trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật.
Đối với NSDLĐ, mục đích chính của việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công việc là: có thời gian điều tra xác minh hành vi vi phạm kỷ luật của NLĐ.
Trong những vụ việc có tình tiết phức tạp, nếu xét thấy việc NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho quá trình xác minh, NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ theo quy định pháp luật và phải thực hiện một số nghĩa vụ với NLĐ.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.