Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

I. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm
  • Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán
  • Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/06/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán
  • Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
  • Thông tư số 130/2004/TT-BTC ngày 29/12/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
  • Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

II. Điều kiện

1.Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.

2.Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.

3.Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như sau:

  • Tự doanh chứng khoán: 12 tỷ đồng Việt Nam;
  • Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam;
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 22 tỷ đồng Việt Nam;
  • Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam. Trong trường hợp công ty xin cấp Giấy phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh mà công ty được cấp phép.

4. Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

5. Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấy phép tự doanh.

III. Trình tự thực hiện

  1. Doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán nộp hồ sơ xin cấp phép tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước
  2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép của các chủ đầu tư, Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ủy ban chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích lý do.
  3. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán của UBCKNN, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải chuyển toàn bộ số vốn điều lệ vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng chỉ định thanh toán. Số tiền này chỉ được giải toả sau khi tổ chức xin phép được chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán. Trong trường hợp vốn điều lệ có phần vốn góp bằng hiện vật hoặc quyền sử dụng đất, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải gửi UBCKNN các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và giá trị hiện vật tương đương với phần vốn góp.
  4. UBCKNN chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành đối với trường hợp công ty chứng khoán 100% vốn trong nước và sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục phong toả vốn đối với trường hợp thành lập công ty liên doanh chứng khoán

IV. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ xin cấp phép bao gồm 01 bộ bản chính và 02 bộ bản sao.

  • Đối với công ty chứng khoán 100% vốn trong nước, gồm:
    1. Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán;
    2. Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu;
    3.  Điều lệ công ty;
    4. Bản thuyết trình cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán;
    5. Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    6.  Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân tham gia góp vốn lập công ty chứng khoán;
    7. Báo cáo tài chính của các bên là pháp nhân góp trên 10% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;
    8. Lý lịch tóm tắt của các thành viên Hội đồng quản trị/ thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty;
    9. Hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán của Quy chế này của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và các nhân viên kinh doanh của công ty;
    10. Hồ sơ hợp lệ của 02 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.
  • Đối với công ty liên doanh chứng khoán, bao gồm: các tài liệu quy định tại điểm 1, 2, 3, 4, 7, 8, 10 tại khoản 1 và các tài liệu sau:
    1. Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của các bên tham gia liên doanh;
    2. Bản sao điều lệ của các bên tham gia liên doanh;
    3. Hợp đồng liên doanh;
    4. Danh sách, hồ sơ lý lịch và giấy phép lao động của những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Trong bộ hồ sơ xin phép kinh doanh chứng khoán của công ty liên doanh chứng khoán, các giấy tờ là bản sao phải có xác nhận hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền nơi bên nước ngoài tham gia liên doanh đóng trụ sở chính và được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận bản dịch ra tiếng Việt.

V. Thời hạn giải quyết:  60 ngày làm việc.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!