Theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, Tổ chức trong nước khi thực hiện các giao dịch về QSDĐ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
-
Thứ nhất, tổ chức trong nước phải có Giấy chứng nhận QSDĐ.
Theo quy định thì GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vây, điều kiện đầu tiên là tổ chức trong nước phải có GCN QSDĐ.
Ngoại lệ:
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy địh một trường hợp đặc biệt khác, nếu như trong trường hợp tổ chức trong nước được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm d, khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế Quyền sử dụng đất” thì vẫn được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đối với đất được thừa kế dù chưa có GCN QSDĐ, nhưng đã có đủ điều kiện để cấp GCN đó —> K1Đ168.
-
Thứ hai, đất không có tranh chấp.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Ví dụ: tranh chấp các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, tranh chấp ranh giới, mốc giới quyền sử dụng đất…Như vậy, đất không có tranh chấp là tại thời điểm thực hiện các giao dịch không có ai tranh chấp với tổ chức trong nước về quyền sử dụng đất và không có người nào gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, khi một trong các bên gửi đơn yêu cầu UBND các cấp giải quyết giải quyết tranh chấp quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai hoặc khởi kiện ra tòa thì không được thực hiện các quyền sử dụng đất này.
-
Thứ ba, QSDĐ không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Quyền sử dụng đất bị kê biên là tài sản để đảm bảo thi hành án nên không thể thực hiện các giao dịch theo quy định bởi kể từ thời điểm kê biên người sử dụng đất sẽ không còn quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất của mình —> Nhằm ngăn chặn họ tẩu tán tài sản trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
-
Thứ tư, đất phải trong thời hạn sử dụng đất.
Thời hạn sử dụng đất có thể xác định được thông qua căn cứ xác lập quyền sử dụng đất và thông qua quy định về thời hạn sử dụng đất của pháp luật về đất đai. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn sử dụng đất bao gồm hai loại: đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn. Do đó, với hai loại thời hạn sử dụng đất nói trên thì phải xem xét đến điều kiện này khi thực hiện các giao dịch.
Điều kiện trong một số trường hợp cụ thể:
- Trong trường hợp bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm (K1, K2 Điều 189 LĐĐ 2013 —> TCTN có thể là bên bán/bên mua).
- Trong trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (K1, K2 Đ191 LĐĐ 2013).
- Trong trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (Đ193 LĐĐ 2013).
- Trong trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (K2 Đ194 LĐĐ 2013).
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng.