Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Treo bảng hiệu có phải xin phép không? Điều kiện cần khi xin giấy phép treo bảng hiệu là gì? Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu gồm những gì? Thủ tục xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu có những bước như nào? Bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu để bạn có thể tham khảo.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Quảng cáo năm 2012.
  • Thông tư 19/2013/TT-BXD ngày 31/12/2013 của Bộ Xây dựng.

Điều kiện xin giấy phép treo bảng hiệu

Pháp luật quy định điều kiện xin được giấy phép thì người treo biển phải đáp ứng những điều sau:

  • Bảng hiệu cần có nội dung nhất định: trên bảng hiệu cần phải ghi rõ quảng cáo về cái gì, tên cơ sở kinh doanh, địa chỉ, phương thức liên lạc,.. nếu không ghi rõ thì có thể sẽ không được treo biển.
  • Hình thức thể hiện: Bảng hiệu phải sử dụng thuần tiếng Việt, không có tiếng lóng và viết tắt, trừ những trường hợp như tên bảng hiệu ngoại ngữ, sản phẩm làm ra với mục đích phục vụ đối tượng đặc biệt (dân tộc thiểu số, người nước ngoài….)
  • Kích thước quy định: Với biển hiệu ngang, chiều ngang không vượt quá 2m, chiều dài không quy định cụ thể, chỉ không vượt quá kích thước mặt tiền nhà. Với biển hiệu dọc thì chiều ngang không quá 1m, chiều cao tối đa không quá 4m.
  • Bảng hiệu không được che chắn tầm nhìn: Bảng hiệu không được che mất các biển báo ngoài đường, không lấp mất lối thoát hiểm, cứu hoả và lấn chiếm lòng hay lề đường.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu

Pháp luật có quy định hồ sơ xin phép giấy quảng cáo bảng hiệu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo (theo mẫu).
  • Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hoá (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự biển quảng cáo).
  • Bản sao có giá trị pháp lý (có công chứng/chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/đơn vị có sản phẩm biển quảng cáo); giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá biển quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng; giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng.
  • Mẫu sản phẩm biển quảng cáo thể hiện rõ màu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép.

Phía dưới mẫu giấy phép quảng cáo: ghi rõ tên đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo, giấy phép số…do Sở Văn hoá – Thông tin và Du lịch tỉnh/thành phố cấp ngày … tháng … năm.

  • Bản sao có giá trị pháp lý (công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), hợp đồng giữa người làm dịch vụ giấy phép quảng cáo (hoặc chủ giấy phép quảng cáo) với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm, phương tiện mà biển,bảng giấy phép quảng cáo sẽ đặt tại đó (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Văn bản thỏa thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo trong trường hợp tổ chức làm dịch vụ giấy phép quảng cáo đứng tên đề nghị cấp giấy phép thực hiện giấy phép quảng cáo.
  • Với trường hợp đặt biển giấy phép quảng cáo tấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở đó.
  • Với địa điểm lắp dựng biển bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc – quy hoạch.
  • Với giấy phép quảng cáo trên phương tiện giao thông: phải có văn bản thỏa thuận của Sở giao thông chính tỉnh/ thành phố.
  • Với biển, bảng đặt trong phạm vi hành lang an toàn giao thông, đất, vỉa hè do ngành Giao thông – Vận tải quản lý: phải có văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
  • Đối với giấy phép quảng cáo trong lĩnh vực y tế hoặc nông nghiệp: phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo  của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế hoặc nông nghiệp.
  • Đối với giấy phép quảng cáo về chương trình khuyến mại: phải có văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
  • Đối với địa điểm lắp dựng biển bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc – quy hoạch.
  • Đối với giấy phép quảng cáo về tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao thể dục: phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao thể dục.
  • Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo hoặc của đơn vị có sản phẩm giấy phép quảng cáo trong việc sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức cá nhân đó, về kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả và các quyền liên quan.

Cơ quan tiếp nhận: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch thuộc tỉnh

Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.750912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.