Ngày 06/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2014/NĐ-CP về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Theo đó, Nghị định này đã quy định hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và được phân loại thành hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 (bao gồm cả hóa chất 2A*; 2A và 2B) và hóa chất Bảng 3 theo mức độ độc tính giảm dần. Để xuất, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 cần có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để tìm hiểu thêm về trình tự, điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, Luật Hồng Bàng kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Nghị định 38/2014/NĐ-CP về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Nghị định 55/2014/TT-BCT Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Nghị định 17/2020/NĐ–CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN
– Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;
– Có hoạt động mua bán với các tổ chức hoặc cá nhân của quốc gia thành viên của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị cấp phép theo Mẫu 6 phụ lục Thông tư số 55/2014/TT-BCT;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- 01 bản chính và 01 bản sao đi kèm Hợp đồng hoặc thỏa thuận mua bán hóa chất Bảng 1 với các tổ chức là thành viên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
– Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Cục Hóa Chất Bộ Công thương;
– Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép xuất khẩu hoặc Giấy phép nhập khẩu;
– Thời gian cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép. Trường hợp không cho phép, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Thủ tướng Chính Phủ ủy quyền cho Cục hóa chất – Bộ công thương thực hiện
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.