Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Trong những năm trở lại đây, người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng tăng lên đáng kể nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam và quốc tế. Để được hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay còn gọi là hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các quy định hiện nay và bên cạnh đó, Quý doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay còn gọi là Giấy phép xuất khẩu lao động.

I. ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng phải xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 1, điều 2 và điều 8 luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 là doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, nếu Quý doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì Quý doanh nghiệp là đối tượng phải xin Giấy phép xuất khẩu lao động để hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.

II. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Hồ sơ xin cấp phép được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và được hướng dẫn chi tiết tại Mục 2 Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH. Bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu quy định;

(2) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;

(3) Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã góp đủ vốn theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Theo đó, doanh nghiệp cần có vốn điều lệ trên 05 tỷ đồng;

(4) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động cần ký quỹ số tiền theo quy định là 01 tỷ đồng trong suốt thời gian hoạt động xuất khẩu lao động;

(5) Đề án hoạt động của doanh nghiệp về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

(6) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động kèm theo các giấy tờ xác nhận về kinh nghiệm điều hành của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

(7) Phương án tổ chức với các doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động xuất khẩu lao động hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

(8) Danh sách trích ngang nhân viên, cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động. Danh sách này phải đảm bảo đủ các thông tin bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp có ngành nghề Xuất khẩu lao động, có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; Nếu Quý khách hàng đã thành lập doanh nghiệp nhưng chưa có ngành nghề xuất khẩu lao động hoặc chưa đáp ứng được vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải làm thủ tục Thay đổi đăng ký doanh nghiệp;

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục mở tài khoản ngân hàng, thông báo số tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính;

Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, mức ký quỹ theo quy định là 01 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải cam kết không rút số tiền ký quỹ này trong suốt thời gian hoạt động xuất khẩu lao động;

Bước 4: Doanh nghiệp xin xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng nơi mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp theo số vốn quy định tối thiểu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Theo đó, khi xin xác nhận vốn, doanh nghiệp cần đảm bảo số vốn điều lệ của doanh nghiệp trong tài khoản ngân hàng từ 05 tỷ trở lên.

Bước 5: Doanh nghiệp xây dựng 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ đã liệt kê tại Mục II. Trong đó có các giấy tờ yêu cầu phải được xây dựng trên mẫu theo quy định.

Bước 6: Doanh nghiệp đóng cuốn hồ sơ thành 01 cuốn có sắp xếp theo thứ tự, có bìa và đóng dấu của doanh nghiệp lên bìa hồ sơ.

Bước 7: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước.

Bước 8: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ cử đoàn cán bộ xuống trụ sở của doanh nghiệp cũng như những cơ sở vật chất mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động đăng ký trong hồ sơ;

Bước 9: Nếu thẩm định cơ sở vật chất đúng với hồ sơ mà doanh nghiệp đã kê khai, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ lấy ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố nơi Quý doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Bước 10: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp;

Bước 11: Doanh nghiệp cử người đại diện của doanh nghiệp mang theo Giấy hẹn trả kết quả tới Cục quản lý lao động ngoài nước nhận Giấy phép và đóng lệ phí cấp giấy phép theo quy định;

Lưu ý: Trường hợp không cấp phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời về lý do không cấp phép cho doanh nghiệp;

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.