Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Nhằm quản lý và giám sát việc xuất bản các tài liệu không được xuất bản bởi các nhà xuất bản của nhà nước, pháp luật đã quy định việc xuất bản những tài liệu không kinh doanh cần phải được cấp giấy phép. Để hiểu hơn về trình tự, thủ tục, Luật Hồng Bàng kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý:

– Điều 25 Luật Xuất bản 2012;

– Điều 12 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;

– Điều 10 Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

Điều 12 Nghị định 195/2013/NĐ-CP có quy định về những tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản. Cụ thể:

THẾ NÀO LÀ TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH ĐƯỢC XUẤT BẢN?

“Điều 12. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

1. Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 Luật xuất bản bao gồm:

a) Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;

b) Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

d) Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;

đ) Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

e) Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên”.

Thẩm quyền cấp được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật xuất bản:

“Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

1. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:

a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương”.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XUẤT BẢN TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH

Tài liệu không kinh doanh phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.

Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định bao gồm:

a) Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;

b) Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

d) Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;

đ) Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

e) Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.

Trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh qua mạng Internet, cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC

Thứ nhất, hồ sơ cần chuẩn bị: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép;

– Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Quyết định thành lập; giấy phép hoạt động; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

 Riêng trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép là cơ quan Đảng, Nhà nước không bắt buộc phải nộp một trong các loại giấy tờ này.

– 03 (ba) bản thảo tài liệu in trên giấy; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử phải có thiết bị lưu trữ dữ liệu chứa toàn bộ nội dung tài liệu với định dạng tệp tin không cho phép sửa đổi;

Đối với tài liệu của các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép xuất bản sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền.

Đối với trường hợp xuất bản tài liệu là kỷ yếu  hội thảo, hội nghị phải có ý kiến xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức đứng tên tổ chức hội thảo, hội nghị.

 Đối với trường hợp xuất bản tài liệu là kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam ý kiến xác nhận bằng văn bản của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành nghề.

Thứ hai, trình tự thủ tục:

– Cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập hồ sơ gửi Cục Xuất bản, In và Phát hành và nộp phí thẩm định nội dung tài liệu để cấp giấy phép.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức đề nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Cục Xuất bản, In và Phát hành

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.