Các chủ đầu tư luôn phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng khi tiến hành xây dựng công trình trừ trường hợp được miễn giấy phép. Điều này không ngoại lệ đối với việc xin cấp giấy phép xây dựng, cải tạo đường dây, cáp đi nổi tại thủ đô Hà Nội. Để tìm hiểu rõ thêm về trình tự, thủ tục của thủ tục trên, Luật Hồng Bàng kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Luật viễn thông năm 2009 và Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- Luật Quy hoạch đô thị 2009
- Thông tư 10/2012/TT-BXD hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ban hành
- Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng
- Luật Thủ đô 2012
- Thông tư 03/2013/TT-BXD về Mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Nghị định 72/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
- Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng – Bộ Công thương – Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Quyết định 39/2015/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Quyết định 20/2016/QĐ-UBND Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Quyết định 17/2020/QĐ-UBND về Quản lý, xây dựng sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn thành phố Hà Nội
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ:
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cải tạo, sắp xếp đường dây của Chủ đầu tư theo mẫu
Hợp đồng thuê cột giữa Chủ sở hữu cột và đơn vị sử dụng cột cho phép đi nổi đường dây trên cột (nếu bố trí, sắp xếp dây trên cột của đơn vị khác) theo mẫu
Hồ sơ thiết kế được phê duyệt trong đó có trắc dọc tuyến để đối chiếu các điều kiện đảm bảo an toàn lưới điện, đảm bảo an toàn giao thông.
Biện pháp thi công và đảm bảo an toàn giao thông.
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
Bước 1 – Tiếp nhận hồ sơ:
– Các tổ chức (chủ đầu tư) khi có nhu cầu đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn Thành phố liên hệ với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính để được hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định.
– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính tiếp nhận hồ sơ đề nghị của tổ chức, công dân và bàn giao lại cho Phòng Bưu chính viễn thông.
Bước 2 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chuyên viên thụ lý hồ sơ thực hiện thẩm tra hồ sơ theo quy định hiện hành. Cụ thể:
– Nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh, Phòng Bưu chính viễn thông gửi văn bản cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính để thông báo người nộp hồ sơ yêu cầu bổ sung hồ sơ trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Người nộp hồ sơ có quyền đề nghị Phòng bưu chính viễn thông giải thích rõ những yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ, thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ.
– Nếu hồ sơ phải tham vấn ý kiến của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, do vị trí xây dựng công trình liên quan, ảnh hưởng đến công trình ngầm, nổi khác … Sở Thông tin và Truyền thông sẽ gửi văn bản xin ý kiến về việc xây dựng công trình nêu trên để Sở Thông tin và Truyền thông có cơ sở xem xét giải quyết cấp phép xây dựng phù hợp với các quy định hiện hành. Các sở, ngành xem xét cho ý kiến trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, thời gian tham vấn không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ.
– Nếu hồ sơ hoàn chỉnh, Phòng Bưu chính viễn thông căn cứ vào hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, các ý kiến thỏa thuận, chứng chỉ quy hoạch (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn về lĩnh vực xây dựng, Bưu chính viễn thông và các văn bản pháp luật khác có liên quan, Phòng Bưu chính viễn thông thẩm tra hồ sơ, mời các bên có liên quan kiểm tra tại thực địa lập biên bản hiện trường để giải quyết.
Bước 3 – Hoàn chỉnh giấy phép:
– Hồ sơ sau khi được lãnh đạo Phòng kiểm tra, trình lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt giấy phép. Sau đó hồ sơ được chuyển tới chuyên viên thụ lý để bàn giao lại cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính trả Chủ đầu tư theo phiếu hẹn.
– Hồ sơ được lưu theo quy định.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội.
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.