Để được cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, thương nhân cần thực hiện những trình tự, thủ tục nhất định. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Luật Hồng Bàng kính mời Quý Khách tham khảo bài viết dưới đây:
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Nghị định số 69/2018/NĐ–CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
TRÌNH TỰ THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập;
– Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT;
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân;
– Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
– Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.