Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng sẽ giải đáp tất cả các vấn đề có liên quan về hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phòng cháy trường mầm non.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013;
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.

Quy định về điều kiện cấp phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non

Căn cứ vào nghị định số 79 năm 2014 của Chính phủ thì trường Mẫu giáo, Nhà trẻ thuộc đối tượng phải xin cấp giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi phân định và các trường hợp cụ thể như sau:

Đối với trường mầm non đặt tại tòa nhà chung cư

Các tòa nhà chung cư thường phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hệ thống phòng cháy chữa cháy và phải được thẩm duyệt trước khi đưa vào sử dụng. Trường mầm non đặt tại tòa nhà chung cư sẽ có những điểm thuận lợi hơn so với các địa điểm khác bởi lẽ Hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà đã khá đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật, điều mà các chủ trường mầm non nên quan tâm là sự đấu nối giữa hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của tòa nhà và hệ thống phòng cháy chữa cháy của trường mầm non.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy của trường mầm non phải được đảm bảo phù hợp trong hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của tòa nhà. Khi xin giấy phép thành lập, nhà trường chú ý liên hệ với chủ đầu tư hoặc bộ phận Ban quản lý toà nhà để xin các giấy tờ về việc đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật đối với nhà chung cư.

Trường mầm non đặt tại nhà riêng lẻ hoặc các tòa nhà thấp tầng

Nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại nhà riêng lẻ hoặc các toà nhà thấp tầng: Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, có quy định, đối với các nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại nhà riêng lẻ, hoặc các trong các toà nhà dưới năm tầng và có dưới 100 cháu thì không phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

Nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy trường mầm non

Để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, trường mầm non có trách nhiệm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy (bản sao có công chứng chứng thực)
  • Văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác ( bản sao có công chứng chứng thực).
  • Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị
  • Các phương án chữa cháy của doanh nghiệp
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
  • Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

Cơ quan tiếp nhận:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
  • Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh;
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

Thời gian thực hiện: 10 – 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.750912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.