Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Mức hưởng chế độ nghỉ ốm BHXH mới nhất 2021 

Mức hưởng chế độ nghỉ ốm bảo hiểm xã hội theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

1. Trường hợp người lao động bị ốm đau bình thường, thông thường thì người lao động được hưởng tiền chế độ ốm đau với mức:

Mức hưởng tính theo tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Trường hợp người lao động mắc bệnh nằm trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành và tiếp tục điều trị khi đã hết 180 ngày được tiếp tục hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn:

– Đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên: Mức hưởng tính theo tháng = 65% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – 30 năm: Mức hưởng tính theo tháng = 55% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Mức hưởng tính theo tháng = 50% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp ốm đau theo ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng rồi chia cho 24 ngày.

Những giấy tờ cần thiết được hưởng chế độ nghỉ ốm BHXH

Nếu thuộc trường hợp được hưởng chế độ ốm đau, theo Quyết định 777/QĐ-BHXH, hồ sơ cần chuẩn bị để người lao động hưởng chế độ bao gồm:

 Đối với người lao động:

– Trường hợp điều trị nội trú:

  • Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi.
  • Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện.
  • Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.

– Trường hợp điều trị ngoại trú:

  • Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)
  • Nếu cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

– Trường hợp người lao động hoặc con khám, chữa bệnh ở nước ngoài:

  • Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Thủ tục hưởng chế độ nghỉ ốm BHXH

Theo Quyết định 777/QĐ-BHXH, các trình tự thực hiện hưởng chế độ ốm đau được thực hiện như sau: 

Bước 1: Hồ sơ của người lao động được chuyển cho người sử dụng lao động.

Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội huyện/tỉnh nơi tham gia bảo hiểm. Trong vòng 10 ngày từ khi nhận được hồ sơ, danh sách đề nghị giải quyết chế độ ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Hồ sơ sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Tiếp đó, hồ sơ được xét duyệt và chi trả trợ cấp cho người lao động.

Bước 4: Người sử dụng lao động chi trả trợ cấp. Người sử dụng lao động nhận tiền trợ cấp qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người lao động nhận tiền mặt. Người lao động có thể nhận trợ cấp thông qua ATM do người lao động sở hữu hay nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nếu trường hợp chưa nhận tại người sử dụng lao động và kinh phí được người sử dụng lao động chuyển về cho bảo hiểm xã hội. 

Thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được hưởng chế độ ốm đau khi bản thân ốm đau hoặc con dưới 07 tuổi ốm đau. Theo đó, thời gian nghỉ chế độ trong mỗi trường hợp cũng khác nhau. Cụ thể:

1. Đối với bản thân người lao động ốm đau:

Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 01 năm đối với người lao động như sau: 

Trường hợp 1: Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

  • 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – 30 năm.
  • 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp 2: Nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

  • 40 ngày đối với người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
  • 50 ngày đối với người lao động đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • 70 ngày đối với người lao động đã đóng đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp 3: Nếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành:

  • 180 ngày.
  • Hết 180 ngày nêu trên, vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ tiếp chế độ ốm đau nhưng thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Lưu ý: Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.