Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Từ 1/7/2020, có thể chuyển đổi mục đích của thị thực là một trong nội dung đáng chú ý tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi được áp dụng từ ngày 01/7/2020.

Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng những tư vấn và hướng dẫn về Thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực như sau:

I. Căn cứ pháp lý

– Luật số 47/2014/QH13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

– Luật số 51/2019/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

– Thông tư số 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhệp cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

– Thông tư số 57/2020/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 04/2015/TT-BCA.

II. Điều kiện

Nếu như trước đây, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 nêu rõ “Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích” thì nay, tại Điều 1, Luật sửa đổi đã cho phép người nước ngoài chuyển đổi mục đích thị thực trong một số trường hợp. Cụ thể là khi:

– Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;

– Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Đặc biệt, Luật còn bổ sung thêm trường hợp cấp chung thị thực theo “danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu” trong khi trước đây,chỉ có trường hợp cấp chung thị thực cho trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

III. Trình tự thực hiện

(1) Người chuyển đổi mục đích thị thực sẽ phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.

IV. Thành phần hồ sơ

1. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký (NA16)

2. Bản sao ERC của tổ chức bảo lãnh (Đối với lần đầu, khoản 2 Điều 16 Luật số 47/2014/QH13)

3. Công văn (Mẫu NA2)

4. ERC/IRC/WP/WPE (khoản 4 Điều 10 Luật số 47/2014/QH13; khoản 4 Điều 7 Luật được sửa đổi)

5. Kèm theo hộ chiếu (Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi + Điều 19). Khách gửi lại quyển hộ chiếu để được dán luôn thị thực tại CQ XNC.

6. Giấy giới thiệu

V. Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao

VI. Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!