Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Nghị định 107/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp

 

II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:

– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;

3. Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:

– Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp đối với chương trình chứng nhận;

– Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;

Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;

 – Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng;

– Có kinh nghiệm đánh giá 04 cuộc trở lên, với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng.

 

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

  1. Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
  2. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Danh sách chuyên gia đánh giá theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP; và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP; và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của chuyên gia đánh giá;
  4. Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định, cụ thể như sau:

Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận hoặc tổ chức công nhận theo quy định công nhận hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.

Trường hợp tổ chức chứng nhận chưa được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp các tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu liên quan khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng.

  1. Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận.

 

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo hình thức dịch vụ công trực tuyến, cụ thể:

– Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Bản sao có chứng thực.

– Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.

– Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử: Bản scan từ bản gốc.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

(Trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận phải lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới theo quy định và gửi về Bộ Công Thương.)

 

Bước 3: Nhận kết quả

Tổ chức, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.

 

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

 

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emaillienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!