Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ quan trong và bắt buộc phải có trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm. Vậy khi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn thì phải làm như nào, sau đây Luật Hồng Bàng đưa ra những thông tin hữu ích trong việc cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất Số 02/VBHN-VPQH ngày 29 tháng 6 năm 2018 về Luật An toàn thực phẩm.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  • Thông tư Số 75/2020/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2018, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Trong khoảng thời gian 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, nếu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn thì có thể xin cấp lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Hồ sơ để xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung 2018, bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Phụ lục V Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT).
  •  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Phụ lục VI Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT).
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sắp hết hạn thì trong khoảng thời gian 06 tháng trước khi giấy hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp lại giấy chứng nhận này.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau, vậy nên khi thực hiện cấp lại thì tuỳ từng nhóm ngành hàng cụ thể thì sẽ cấp lại ở các cơ quan sau:

Bộ Công thương

Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm như: Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bánh, mứt, kẹo, bột và tinh bột; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cơ sở, doanh nghiệp nộp tại Ban quản lý  An toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Bộ công thương quản lý, sẽ do sở Công thương tỉnh sở tại tiếp nhận và cấp phép.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nhóm các mặt hàng mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý bao gồm:

  • Thịt và các sản phẩm từ thịt;
  • Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng;
  • Sữa tươi nguyên liệu;
  • Rau, củ , quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả;
  • Ngũ cốc;
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
  • Muối, gia vị, đường;
  • Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm;
  • Sản phẩm biến đổi gen;
  • Dụng cụ, vật dụng bao gói và đứng đựng thực phẩm.

Các sản phẩm này được chia ra quản lý như sau:

  • Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên) có giấy đăng ký kinh doanh.
  • Cục Thú y cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
  • Chi cục Bảo Vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
  • Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho: Quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.

Bộ Y Tế

Các sản phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý được chia ra như sau:

  • Cục An toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới.
  • Phụ gia thực phẩm không thuốc danh mục chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định.
  • Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
  • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm.
  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm.
  • Phụ gia thực phẩm, hương liệu,chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống ( cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng, căng tin, bếp ăn tập thể).

Đối với các cơ sở ăn uống thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định như sau:

  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm:
  • Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên.
  • Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn.
  • Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp.
  • Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
  • Các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau:
  • Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày.
  • Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
  • Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động.
  • Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.