CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng gồm kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng và kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng. Trong đó, Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước
Theo nghị định số 58/2016/NĐ-CP thì các sản phẩm mật mã dân sự được chia thành 08 nhóm chính như sau:
1. Sản phẩm sinh khóa mật mã, quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã.
2. Thành phần mật mã trong hệ thống PKI.
3. Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ
4. Sản phẩm bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng
5. Sản phẩm bảo mật luồng IP và bảo mật kênh
6 Sản phẩm bảo mật thoại tương tự và thoại số
7. Sản phẩm bảo mật vô tuyến
8. Sản phẩm bảo mật Fax, điện báo
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ MẬT MÃ DÂN SỰ
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành điện tử – viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin; cán bộ quản lý, điều hành tốt nghiệp một trong các ngành điện tử – viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin hoặc tốt nghiệp một ngành khác và có chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin;
– Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
– Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
– Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
– Có hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật phù hợp với phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm..
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
– Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
– Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm;
– Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
– Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
Bước 1: Doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gửi Ban Cơ yếu Chính phủ thông qua Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã. Việc nộp có thể được tiến hành trực tiếp hoặc thông qua trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã/Ban Cơ yếu Chính phủ
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.