Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã, phường, thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận. Tuy nhiên để được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền cần phải thực hiện những thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đây là vấn đề đang gây nhiều vướng mắc cho nhiều quý khách hàng. Hiểu được những khó khăn mà quý khách hàng đang gặp phải, Công ty Luật Hồng Bàng – đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giấy phép con, chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng dịch vụ xin cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”. Đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất.

  1. Điều kiện của người được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.

+) Có đủ năng lực hành vi dân sự.

+) Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

+) Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.

+) Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.

  1. Phạm vi sử dụng của “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.

– Người có “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” được đăng ký hành nghề tại nơi cấp giấy chứng nhận và chỉ được đăng ký một trong hai hình thức hành nghề sau:

+) Khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.

+) Sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền, nhưng phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Y tế.

– Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền không được chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê.

– Người có bài thuốc gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.

  1. Trình tự thực hiện

Bước 01: Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền phải làm hồ sơ gửi về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó cư trú.

Bước 02: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

  • Thẩm định:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương phải thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả cho đương sự. Nội dung thẩm định gồm:

+) Hồ sơ phải có đầy đủ thủ tục.

+) Thẩm định kết quả điều trị của bài thuốc căn cứ vào các hồ sơ gốc và xác nhận của chính quyền địa phương.

  • Thành lập Hội đồng tư vấn xét duyệt (sau đây gọi tắt là Hội đồng):

Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về việc xét duyệt công nhận bài thuốc gia truyền. Hội đồng tư vấn có ít nhất 7 thành viên. Thành phần Hội đồng gồm: Đại diện lãnh đạo Sở y tế; các phòng chức năng có liên quan thuộc Sở Y tế; đại diện Hội Đông y; đại diện bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số chuyên gia có cùng lĩnh vực chuyên môn.

Bước 03: Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng xem xét cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.

  1. Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đơn có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú.

–  Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú).

– Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ

+) Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;

+) Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);

+) Cách gia giảm (nếu có);

+) Cách bào chế;

+) Dạng thuốc;

+) Cách dùng, đường dùng;

+) Liều dùng;

+) Chỉ định và chống chỉ định.

– Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.

+) Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).

+) Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).

– Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận) hoặc công chứng chứng thực.

– Giấy khám sức khỏe do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp.

– Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật dược năm 2016

– Nghị định 54/2017/NĐ – CP

– Quyết định 39/2007/QĐ – BYT

  1. Công việc mà Luật Hồng Bàng thực hiện:

Văn phòng Luật sư sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với những nội dung công việc thực hiện cụ thể:

+ Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu;

+ Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;

+ Nhân viên Văn phòng sẽ lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+  Nhân viên văn phòng sẽ mang kết quả trao tận tay quý khách hàng

Phí dịch vụ: Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để sử dụng dịch vụ với mức giá tốt nhất, hợp lý nhất.

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)

Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575

Email: Lienheluathongbang@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 2, Số 14 Nguyễn Văn Ngọc, Phường Cống Vị, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.

Trân trọng!