Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Công ty Luật Hồng Bàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến các Giấy phép cấp bởi Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị trực thuộc cấp Bộ.

Về thủ tục đăng ký Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng, Luật Hồng Bàng xin được tư vấn những vấn đề cơ bản, cốt lõi như sau:

1/ CĂN CỨ PHÁP LÝ

Số ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Cơ quan ban hành
95/2015/QH13 Hàng hải 25-11-2015 Quốc Hội
03/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam; 21-02-2020 Bộ Giao thông vận tải

2/ ĐIỀU KIỆN

a) Điều kiện chung Để được cấp GCNKNCM, thuyền viên phải có đủ các điều kiện chung sau đây:

– Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định.

– Tốt nghiệp:

  • + Chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển theo chương trình đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • + Các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này tại các cơ sở đào tạo nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
  • + Chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

– Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ.

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành cùng nhóm ngành quy định tại khoản 2 Điều này tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải;
  • + Tốt nghiệp chuyên ngành sửa chữa máy tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
  • + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

– Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 38 của Thông tư số 03/2020/TT-BGTVT ngày 21/02/2020.

 

b) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
  • + Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.

– Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

  • + Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
  • + Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng.

c) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
  • + Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

– Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

  • + Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
  • + Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.

d) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT và đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ)

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
  • + Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

– Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

  • + Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;
  • + Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.

đ) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT hành trình gần bờ

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp trung học cơ sở;
  • + Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tàu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp thì chỉ cần đạt kết quả thi.
  • + Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

e) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
  • + Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.

– Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

  • + Có thời gian thực tập được ghi nhận trong “Sổ ghi nhận huấn luyện” tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca AB;
  • + Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong trên tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.

g) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
  • + Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu dưới 500 GT.

– Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.

h) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
  • + Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.

– Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

  • + Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
  • + Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 12 tháng.

i) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
  • + Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW.

– Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

  • + Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
  • + Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng.

k) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
  • + Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

– Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

  • + Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng;
  • + Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW tối thiểu 36 tháng.

l) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp trung học cơ sở;
  • + Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tàu biển và đạt kết quả thi do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.
  • + Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

m) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
  • + Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.

– Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

  • + Có thời gian thực tập được ghi trong “Sổ ghi nhận huấn luyện” tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca AB;
  • + Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.

o) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện

– Điều kiện chuyên môn:

  • + Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • + Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
  • + Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển.

– Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian thực tập được ghi trong “Sổ ghi nhận huấn luyện” tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.

3/ THÀNH PHẦN HỒ SƠ

– Hồ sơ cơ sở đào tạo, huấn luyện gửi Cục Hàng hải Việt Nam gồm:
Tên giấy tờ Số lượng
+ Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về việc xét duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan; thuyền trưởng, máy trưởng theo mẫu; Bản chính: 1
Bản sao:
+ 01 bộ hồ sơ của học viên (gửi kèm). Bản chính: 1
Bản sao: 1
– Hồ sơ của mỗi học viên nộp tại cơ sở đào tạo, huấn luyện gồm:
Tên giấy tờ Số lượng
+ Đơn đề nghị theo mẫu; Bản chính: 1
Bản sao:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao (nếu có); đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bản chính: 1
Bản sao: 1
+ Bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ tiếng Anh hàng hải; Bản chính:
Bản sao: 1
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; Bản chính: 1
Bản sao:
+ Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu Bản chính: 1
Bản sao:
+ Bản sao có chứng thực Sổ thuyền viên; Bản chính:
Bản sao: 1
+ 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất. Bản chính: 2
Bản sao:

4/ CƠ QUAN THỰC HIỆN: Cục Hàng hải Việt Nam

5/ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

 

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG