Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Thời điểm ký kết hợp đồng

Quy định về thời điểm giao kết hợp đồng được nêu tại Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, khoản 1 Điều 400 Bộ luật Dân sự định nghĩa thời điểm giao kết hợp đồng như sau:

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết

Theo đó, ví dụ bên bán và bên mua thoả thuận việc mua bán nhà, đất. Căn cứ quy định trên, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên mua nhận được sự đồng ý bán nhà của bên bán. Ngoài ra, với mỗi hình thức giao kết khác nhau thì thời điểm giao kết hợp đồng lại được quy định khác nhau. Cụ thể:

  • Thời điểm giao kết bằng lời nói: Thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng.

Vẫn ví dụ trên, nếu hai bên chỉ thực hiện giao dịch, hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã chấp nhận giao kết hợp đồng và bàn bạc, thoả thuận các nội dung trong hợp đồng.

  • Thời điểm giao kết bằng văn bản: Thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hoặc hình thức khác được thể hiện trên văn bản.

Ví dụ, hai bên mua bán đất, hợp đồng có hiệu lực khi cả hai bên cùng ký vào hợp đồng mua bán và được Công chứng viên tại Văn phòng công chứng/Phòng công chứng chứng nhận. Trong trường hợp này, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm Công chứng viên ký chứng nhận vào hợp đồng mua bán nhà, đất.

  • Thời điểm giao kết hợp đồng nếu hai bên thoả thuận im lặng: Là sự chấp nhận giao kết trong một thời hạn: Thời điểm giao kết là thời điểm cuối cùng của thời hạn này.

Ví dụ: Anh A vay anh B 10 triệu đồng và hai anh thoả thuận, trong thời gian 03 ngày sau khi anh A nhận tiền từ anh B mà anh B im lặng, không thông báo gì với anh A về lãi suất thì anh A được vay không lãi suất. Ngược lại, nếu trong 03 ngày, anh B cho vay lấy lãi thì hai bên sẽ bàn bạc lại và quyết định có vay tiền nữa không.

  • Thời điểm giao kết bằng lời nói sau đó xác lập bằng văn bản: Thời điểm giao kết hợp đồng như trường hợp giao kết bằng lời nói ở trên.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác

Theo quy định này, có thể thấy, thời điểm có hiệu lực được tính từ thời điểm giao kết, nghĩa là được tính theo quy định của thời điểm giao kết hợp đồng nêu trên trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc luật khác có quy định khác.

Hợp đồng sẽ hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng nêu trên trừ hai trường hợp:

  • Các bên thoả thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết của hợp đồng thì thực hiện theo thoả thuận đó.
  • Luật khác có quy định thì thực hiện theo Luật đó. Ví dụ, theo Điều 458 Bộ luật Dân sự, hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Riêng động sản mà Luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy… thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký…

Sự khác nhau giữa thời điểm giao kết và có hiệu lực của hợp đồng

Theo như phân tích ở trên, có thể thấy: Thời điểm giao kết có thể chính là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nhưng không dừng ở đó, nếu thuộc hai trường hợp như phân tích ở trên thì hợp đồng có thể có thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực khác nhau.

Do đó, phạm vi có hiệu lực của hợp đồng rộng hơn, bao gồm nhiều trường hợp hơn vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.