Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Lương trong ngày lễ, tết người lao động được hưởng

Người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong ngày lễ, tết theo quy định tại Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021), quy định cụ thể như sau:

“Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này”.

Như vậy, công ty có quy định nội quy hay thỏa thuận ký kết hợp đồng với người lao động cũng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là công ty bạn sẽ phải thực hiện theo đúng quy đinh, dù có đúng là ngày chuyển vòng ca của bạn nhưng nếu rơi vào những ngày này thì bạn cũng được nghỉ, còn nếu bạn phải đi làm thì được trả lương vào giờ làm thêm theo quy đinh.

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm làm vào ngày nghỉ lễ, tết 

Nếu theo đúng ca xoay vòng thì bạn phải làm vào tết, khi thuộc ngày nghỉ theo quy định của luật thì bạn thuộc đối tượng làm thêm giờ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) thì bạn sẽ được hưởng chế độ sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

  • Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  • Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  • Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  • Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy nếu bạn đi làm vào chiều mùng 1 và chiều mùng 2 tết thì ngoài việc bạn được hưởng nguyên khoản lương theo công việc thì bạn còn được hưởng thêm ít nhất bằng 300% tiền lương của nửa ngày của 2 hôm đó. Nếu công ty bạn không đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có quyền kiến nghị lên công đoàn cơ sở và ban giám đốc công ty để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Tiền lương ngày nghỉ Tết Nguyên đán

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) thì người lao động trong thời gian nghỉ Tết âm lịch được hưởng nguyên lương.

  • Tiền lương trả cho ngày nghỉ lễ Tết là tiền lương theo hợp đồng lao động chia số ngày làm việc bình thường trong tháng, nhân với số ngày người lao động nghỉ Tết có hưởng lương.
  • Tiền lương theo hợp đồng lao động bao gồm toàn bộ các khoản: mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A, có tiền lương theo hợp đồng lao động là 6.000.000 đồng, một tháng làm 26 công (nghỉ hàng tuần 1 ngày), thì tiền lương ngày nghỉ Tết được tính như sau: Tiền lương nghỉ Tết = 6.000.000 : 26 x 5 ngày nghỉ Tết = 1.153.846 triệu đồng

Trường hợp người lao động đi làm thêm vào ngày nghỉ Tết âm lịch thì sẽ được hưởng lương như sau:

  • Được hưởng nguyên lương ngày nghỉ Tết như trên
  • Được hưởng thêm ít nhất bằng 300% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm;
  • Nếu làm việc vào ban đêm thì còn được hưởng thêm ít nhất bằng 30% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm, theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300%

x

Số giờ làm thêm
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30% x Số giờ làm việc vào ban đêm
  • Ngoài ra, nếu người lao động làm thêm vào ban đêm thì được hưởng thêm ít nhất 20% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm, theo công thức:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x

Mức ít nhất 300%

+ Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%
+ 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ tết x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Trong đó: tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được tính = tiền lương thực trả của tháng mà người lao động làm thêm giờ : số giờ làm việc thực tế trong tháng (không tính giờ làm thêm).

Tết Nguyên đán 2021: Học sinh Bình Thuận được nghỉ 09 ngày

Trách nhiệm trả tiền lương nghỉ Tết của người sử dụng lao động

  • Trách nhiệm thông báo nghỉ Tết âm lịch cho người lao đông: Trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết âm lịch cho người lao động.
  • Trả tiền lương ngày nghỉ Tết cho người lao động cùng với kỳ trả lương tháng theo đúng quy định đã phân tích ở trên.
  • Trong trường hợp người sử dụng lao động không thanh toán tiền lương ngày nghỉ Tết thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 15.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm, cụ thể:
  • Nếu không trả cho từ 01 đến 10 người lao động thì mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Nếu không trả cho từ 11 người lao động đến 50 người thì mức phạt sẽ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  • Nếu không trả cho từ 51 người đến 100 người lao động thì sẽ bị phạt từ 3.000.000 đòng đến 7.000.000 đồng
  • Nếu không trả cho từ 101 người đến 300 người lao động sẽ bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  • Nếu không trả cho từ 301 người lao động trở lên thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trường hợp người lao động làm thêm vào dịp Tết mà không được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương làm thêm giờ thì người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính về hành vi không trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cụ thể:

  • Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.0000 đồng nếu vi phạm với 1 đến 10 người lao động;
  • Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.0000 đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động
  • Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.0000 đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động
  • Phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.0000 đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động
  • Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.0000 đồng nếu vi phạm từ 301 người lao động trở lên

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.