Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Khi nào phải kiểm tra an toàn thực phẩm? Quy trình kiểm tra ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về kiểm tra an toàn thực phẩm.

Thời điểm tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là quá trình công bố sản phẩm, được cơ quan chức năng có thẩm quyền đứng ra thanh tra, kiểm định một cách nghiêm ngặt theo từng bước cụ thể để đưa ra chất lượng thực phẩm sạch hay không sạch, an toàn cho người tiêu dùng hay không.

Cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được hoạt động các ngành nghề có điều kiện khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết. Để được cấp giấy chứng nhận, bạn phải nộp hồ sơ đăng ký. Sau khi bạn nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc diễn ra định kỳ tại các cơ sở kinh doanh ăn uống nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.

Những đối tượng phải xin phép an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động kinh doanh là:

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại.
  • Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Cơ quan tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm

Theo Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT, các cơ quan sau đây có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
  • Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
  • Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: Sâm và các sản phẩm sâm, yến và các sản phẩm yến, thực phẩm giảm cân, trà thảo mộc, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất…
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Acid citric, hương socola, CMC, chất bảo quản…
  • Dụng cụ , vật liệu, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ y tế.
  • Cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu).

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Cơ sở kinh doanh Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai.
  • Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất (kinh doanh) thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
  • Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến TP.
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi ngành y tế.
  • Dịch vụ ăn uống: bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, nhà hàng khách sạn, quán cà phê, quán ăn…

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm

Đây là quy trình đầu tiên để có thể tiến hành kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy mẫu thành phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh, sau đó mang về phân tích, kiểm nghiệm dựa theo các quy chuẩn của nhà nước quy định. Đối với mẫu thực phẩm nào cũng cần có mẫu thành phẩm mang về để tiến hành phân tích, kiểm nghiệm chặt chẽ. Mỗi sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau.

Bước 2: Lập hồ sơ công bố chất lượng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền

Sau khi có kết quả mẫu thành phẩm, cơ quan chức năng sẽ lập tức công bố hồ sơ công bố công bố chất lượng sản phẩm bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm  trong vòng 12 tháng.
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề  hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ .
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và tiến hành xử phạt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp phải theo dõi, bổ sung, sửa đổi và giải quyết kịp thời những vấn đề gặp phải trong quá trình thẩm định hồ sơ. Thời gian chỉnh sửa càng kéo dài, đồng nghĩa với việc sản phẩm của doanh nghiệp sẽ chưa được phép lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường.

Nếu trong trường hợp có vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt, đồng thời xử lý tiêu hủy số lượng thực phẩm bẩn đó.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.