Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện từng bước theo quy định pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư cần chú ý đến. Dưới đây là hai quy trình Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện 

Chấm dứt dự án đầu tư

Theo Luật Đầu tư 2020, có 03 trường hợp nhà đầu tư được dừng hoạt động đầu tư hoặc dự án đầu tư như sau:

  1. Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
  2. Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  3. Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cũng yêu cầu chấm dứt dự án đầu tư đối với 7 trường hợp sau:

  1. Nhà đầu tư không có khả năng khắc phục các khó khăn khiến dự án ngừng hoạt động trong các trường hợp theo quy định của pháp luật;
  2. Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không hoàn thành thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư theo quy định;
  3. Cơ quan đăng ký đầu tư không liên hệ được với nhà đầu tư hoặc người đại diện theo pháp luật trong thời hạn luật định;
  4. Đất sử dụng cho dự án đầu tư bị thu hồi;
  5. Chủ đầu tư không ký quỹ hoặc không được ngân hàng bảo lãnh ký quỹ theo quy định của pháp luật;
  6. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo;
  7. Theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết của trọng tài.

Lưu ý, đối với một dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của dự án sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

Sau đó, nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản. Đối với việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản trên đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định có liên quan.

Chấm dứt hoạt động của công ty

Sau khi hoàn thành bước 1 nêu trên, nhà đầu tư tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, nhà đầu tư phải có nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể công ty.

Thứ hai, công ty phải không còn các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác cũng như không liên quan đến bất kỳ tranh chấp nào tại một cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

Thứ ba, thủ tục giải thể gồm 05 bước sau:

  1. Ban hành nghị quyết, quyết định giải thể công ty như đã nêu trên.
  2. Gửi nghị quyết hoặc quyết định đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, cơ quan thuế và người lao động của công ty trong thời hạn luật định.
  3. Trực tiếp tổ chức việc thanh lý tài sản của công ty. Công ty phải thành lập tổ chức thanh lý riêng nếu Điều lệ công ty quy định.
  4. Thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên hợp pháp. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, phần còn lại được chia cho các chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông tùy theo phần vốn góp của họ.
  5. Sau đó, nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được giải quyết.

Tóm lại, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện 2 bước nêu trên để ngừng một dự án đầu tư tại Việt Nam. Việc này không đơn giản và có thể mất nhiều thời gian và chi phí để làm việc với các bên liên quan và cơ quan nhà nước, nếu không nắm rõ quy định và trình tự.

Dịch vụ của Luật Hồng Bàng

Hiểu được sự khó khăn mà các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi thực các thủ tục pháp lý tại Việt Nam, đội ngũ luật sư và các chuyên viên tư vấn của Luật Hồng Bàng không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn cao về chính sách, quy định pháp luật và môi trường đầu tư tại Việt Nam, mà còn có khả năng ngoại ngữ tốt khi tư vấn cho khách hàng.

Luật Hồng Bàng sẽ đồng hành cùng khách hàng trong cả quá trình thực hiện chấm dứt hoạt động dự án đầu tư với các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ như:

  • Tư vấn cho khách hàng điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấm dứt hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và các thông tin doanh nghiệp cung cấp;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với cơ quan nhà nước những vấn đề liên quan đến hồ sơ;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi chấm dứt hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Tư vấn các thủ tục về thuế, kế toán cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Tư vấn về thủ tục giải thể doanh nghiệp quý khách hàng;
  • Soạn thảo, chuẩn bị, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Thay mặt khách hàng nhận kết quả;
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.