Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

 

Góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập là một hoạt động phổ biến nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thực tiễn, khi góp vốn bằng tài sản vào Công ty có nhiều vấn đề đặt ra như: Tài sản có được phép góp vốn không? Khi góp vốn cần chuẩn bị những tài liệu, hồ sơ và trình tự thủ tục như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên, Luật Hồng Bàng xin tư vấn về trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty cổ phần như sau:

1.Trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp

Bước 1: Định giá tài sản

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014, Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đong sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện bằng Đồng Việt Nam.

Có hai phương pháp định giá tài sản:

– Các cổ đông sáng lập định giá (trường hợp thành lập doanh nghiệp mới); hoặc Hội đồng quản trị và người góp vốn thỏa thuận định giá (trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động)

– Tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Sau khi định giá tài sản các thành viên định giá sẽ lập: Biên bản định giá; Biên bản họp đại hội đồng cổ đông sáng lập, quyết định đại hội đồng cổ đông sáng lập (trường hợp thành lập doanh nghiệp mới); Biên bản họp hội đồng quản trị, Biên bản thỏa thuận giữa hội đồng quản trị và người góp vốn, quyết định của đại hội đồng cổ đông (trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động).

Bước 2: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Thành viên góp vốn bằng tài sản  vào Công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014:

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoăc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ). Thủ tục chuyển quyền sở hữu cụ thể  như sau:

* Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, bộ hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận mẫu dấu của

Doanh nghiệp.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ

– Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của người góp vốn

– Biên bản định giá tài sản ở bước 1.

– Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (02 bản chính đã được công chứng, chứng thực)

– Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản chính và bản phôtô).

– Trích lục thửa đất, hoặc họa đồ lô đất đối với trường hợp trên giấy chúng nhận chưa có sơ đồ thửa đất.

Nộp bộ hồ sơ này tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở tài nguyên môi trường.

* Đối với tài sản là phương tiện giao thông:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận mẫu dấu của Doanh nghiệp.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ

– Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của người góp vốn

– Biên bản định giá tài sản ở bước 1.

– Hợp đồng góp vốn (hoặc Biên bản góp vốn) giữa người góp vốn và Công ty bằng giá trị xe ô tô;

– Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Nộp bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký xe.

Bước 3: Người góp vốn nhận số cổ phiếu tương ứng với cổ phần, hoặc nếu công

ty không trao cổ phiếu thì Công ty phải ghi thông tin về cổ đông vào sổ đăng ký

cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.

Một số lưu ý khi góp vốn bằng tài sản vào công ty

Trường hợp góp vốn bằng tài sản không phải kê khai và nộp thuế GTGT, tuy

nhiên sau khi góp vốn cần phải nộp những hồ sơ sau cho cơ quan thuế:

* Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh (quy định tại khoản 13 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC):

– Biên bản chứng nhận góp vốn;

– Biên bản giao nhận tài sản.

* Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh (quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC):

– Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh;

– Hợp đồng liên doanh liên kết;

– Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);

– Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Phí dịch vụ: Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để sử dụng dịch vụ với mức giá tốt nhất, hợp lý nhất.

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)

Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575

Email: Lienheluathongbang@gmail.com

Trân trọng!