Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Sản xuât nước uống đóng chai là một trong những ngành nghề kinh doanh khá phát triển hiện nay. Càng ngày càng có nhiều những nhãn hiệu mới tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên,các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai bắt buộc phải xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mới được hoạt động. Thấu hiểu nhu cầu của Quý Khách hàng, Công ty Luật Hồng Bàng cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và Công bố tiêu chuẩn sản phẩm, đưa ra những ý kiến chính xác, hiệu quả nhất cũng như thay mặt Quý Khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước.

1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dung cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế.

2. Hồ sơ để xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được đóng thành 01 quyển bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu quy định);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận:

Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sở có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:

  • Thẩm xét hồ sơ: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
  • Thẩm định cơ sở;
  • Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập;
  • Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở gồm từ 5 đến 9 người (đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ từ 3 đến 5 người) trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp chuyên môn tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
  • Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở;
  • Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp Giấy chứng nhận.

5. Công bố hợp quy sản phẩm:

  • Hồ sơ pháp lý chung, được lập 01 quyền, bao gồm:
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
  • Hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm, được lập 02 quyển, bao gồm:
  • Bản công bố hợp quy được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của bên thứ ba);
  • Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Công bố hợp quy: Sở Y Tế theo địa bàn

7. Những việc Luật Hồng Bàng sẽ tiến hành để xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận công bố hợp quy sản phẩm cho Quý khách hàng:

  • Tư vấn sơ bộ cho Quý khách hàng về các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và công bố hợp quy sản phẩm nước đóng chai;
  • Cử đại diện theo ủy quyền lên Chi cục để nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Quý khách hàng;
  • Theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ từ phía Chi cục và Sở ;
  • Nhận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm từ Chi cục và Giấy chứng nhận Công bố hợp quy từ Sở và bàn giao kết quả cho khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu xin cấp Giấy phép cho sản phẩm nước đóng chai, cần được hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline của Luật sư Nhật Nam: 0912.35.65.75 

Trân trọng!